- Những tai biến gặp phải khi gây tê tại chỗ
- Phình động mạch chủ bụng và những điều cần biết
- Aclicgaly và những điều cần biết
Dấu hiệu và biến chứng của bệnh cường Aldosterone
Dấu hiệu và biến chứng của bệnh cường Aldosterone
Người bị mắc chứng cường aldosterone sẽ có một số các triệu chứng như: huyết áp trung bình tăng cao; hạ kali máu. Những người có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên thường có nguy cơ huyết áp cao cao hơn những người ở độ tuổi thấp hơn, hay những người bị béo phì, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, ăn uống không hợp lý.
Một số bệnh nhân bị cường aldosterone lại không có biểu hiện triệu chứng nào đặc biệt, nên đôi khi bệnh nhân không biết mình bị rối loạn nội tiết. Cường aldosterone là cho huyết áp tăng cao nên cũng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: phì đại cơ tim, ngất xỉu, đau thắt tim, suy thận, nguy cơ đột quỵ tăng cao hay các bệnh lý nội khoa khác.
Những nguyên nhân dẫn tới cường aldosterone
Aldosterone được bài tiết bởi tuyến thượng thận, khi nồng độ hormone này tăng lên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi điện giải như: thừa natri, tăng thải kali, điều này làm cho huyết áp sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Cơ thể tăng tiết aldosterone có thể là do những nguyên nhân sau đây:
- Người mắc hội chứng của Conn sẽ làm rối loạn sự bài tiết hormon ở tuyến thượng thận.
- Tuyến thượng thận làm việc quá độ cũng có thể gây ra tình trạng này, hoặc vỏ thượng thận có xuất hiện tế bào ung thư.
- Bệnh nhân có thể mắc phải dạng hiếm của cường aldosterone là aldosteronism glucocorticoid, tình trạng này xuất hiện trong gia đình có tiền sử huyết áp cao.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân cường aldosterone
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân cường aldosterone
Căn cứ vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân cường aldosterone bằng những phương pháp như:
- Tiến hành cách bỏ khối u tuyến thượng thận hoặc trường hợp bệnh nặng có thể sẽ phải cắt bỏ tuyến thượng thận.
- Phương pháp chặn aldosterone có thể đưa ra cho một số trường hợp bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật.
- Có thể sử dụng thuốc spironolactone (Aldactone) để hạ huyết áp và tăng kali máu, tuy nhiên phương pháp này có thể có các tác dụng phụ như: gây ra hội chứng gynecomastia, ham muốn tình dục giảm, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau bụng do tăng co thắt ống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
- Người bệnh nếu mẫn cảm với thành phần của spironolactone thì có thể được chỉ định dùng thuốc eplerenone.
- Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng các đồ uống độc hại như rượu, bia, không hút thuốc lá để tránh làm giảm tác dụng khi điều trị bằng thuốc… cũng là một trong những cách giúp cho tuyến thượng thận không phải làm việc quá mức.
Biện pháp giúp khắc phục bệnh cường aldosterone
Để giảm thiểu nguy cơ mắc cường aldosteron cần có một chế độ ăn uống hợp lí, sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
- Thường xuyên làm các kiểm tra sức khỏe để đảm bảo cơ thể hoàn toàn bình thường.
- Ăn các loại thực phẩm sạch rõ nguồn gốc, ăn nhiều thực phẩm giàu natri, nên hạn chế ăn đồ mặn. Tăng thêm các loại rau củ, ngũ cốc vào khẩu phần hàng ngày.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để giảm nguy cơ béo phì và tăng cường hoạt động của các hệ thống trong cơ thể.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, hút thuốc, cafein…
Nguồn: benhlyxuongkhop.net