Nguy cơ hôn mê do đái tháo đường

Người mắc đái tháo đường luôn phải lưu ý tự theo dõi đường huyết của bản thân, tuân thủ điều trị và đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hôn mê do đái tháo đường

Hôn mê do đái tháo đường

Đặt vấn đề

Bệnh nhân bị tiểu đường luôn đối mặt nguy cơ lượng đường trong máu tăng cao tới ngưỡng nguy hiểm (tăng đường huyết do không điều trị đúng cách) hoặc ngược lại lượng đường trong máu hạ xuống dưới ngưỡng cho phép (hạ đường huyết do nhịn ăn hoặc quá liều thuốc). Cả hai trạng thái này đều có thể gây nên biến chứng hôn mê do đái tháo đường.

Hôn mê do đái tháo đường là trạng thái bệnh nhân còn duy trì sự sống nhưng trở nên mất ý thức, không thể đánh thức hay phản ứng lại một cách định hướng tới các tác nhân như tiếp xúc, âm thanh, kích thích đau. Hôn mê do đái tháo đường không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng thậm chí tử vong.

Yếu tố nguy cơ hôn mê do đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ nhất định gặp phải biến chứng hôn mê tiểu đường.

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 là nhóm nguy cơ cao hơn, có thể gặp phải hôn mê do các nguyên nhân như:

  • Cơn hạ đường huyết.
  • Toan ceton do đái tháo đường.

Yếu tố nguy cơ hôn mê do đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 là nhóm nguy cơ thấp hơn, nhưng cũng có thể gặp phải gây mê do các nguyên nhân như:

– Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do đường huyết tăng cao, thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc lớn hơn.

Ngoài ra, với cả hai nhóm bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 đều có một số yếu tố thể khiến nguy cơ hôn mê tăng cao, bao gồm:

– Sai liều Insulin: kiểm tra đường huyết thường xuyên, kiểm tra chất lượng bơm insulin có đảm bảo – một nếp gấp trong ống bơm insulin có thể chặn tất cả insulin thường là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Một số bất thường trong bơm không có ống đôi khi có thể có vấn đề chặn phân phối insulin. Thiếu insulin có thể nhanh chóng dẫn đến toan ceton do đái tháo đường nếu có bệnh tiểu đường type 1.

– Tình trạng bệnh tật, chấn thương hay phẫu thuật: khi mắc phải bệnh lý cơ thể khác hoặc bị chấn thương, thường đường huyết có xu hướng tăng đáng kể. Đường huyết tăng có thể dẫn tới toan ceton thường ở bệnh nhân type 1. Một số bệnh khác, chẳng hạn như suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, có thể làm tăng nguy cơ hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường.

– Quản lý kém bệnh tiểu đường: theo dõi đường huyết không thường xuyên, dùng insulin hoặc thuốc không đúng chỉ dẫn có thể khiến tăng nguy cơ phát triển các biến chứng lâu dài nói chung và nguy cơ hôn mê đái tháo đường nói riêng.

– Bỏ liều insulin: Bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải vấn đề rối loạn ăn uống, không sử dụng insulin theo chỉ dẫn với hy vọng giảm cân. Cần cảnh báo bệnh nhân đây là hành động đe dọa gây ra hôn mê đái tháo đường và có thể nguy hiểm tính mạng bản thân họ.

– Sử dụng rượu, bia: rượu bia có thể khiến đường huyết biến động thất thường khó kiểm soát. Một số trường hợp ghi nhận sự sụt giảm đường huyết bất thường sau khi sử dụng rượu từ một đến hai ngày. Điều này có thể gây ra cơn hạ đường huyết cũng như tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường diễn biến thành hôn mê do hạ đường huyết.

– Lạm dụng ma túy bất hợp pháp: Một số bệnh nhân lạm dụng cocaine, ecstasy hay các loại thuốc bất hợp pháp. Điều này làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao đột biến và đồng thời tăng nguy cơ hôn mê tiểu đường.

Hậu quả của hôn mê do đái tháo đường

Hậu quả của hôn mê do đái tháo đường

Nếu như bệnh nhân hôn mê do đái tháo đường không được tiếp nhận điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Não và hệ thần kinh bị tổn thương không hồi phục vĩnh viễn.
  • Nguy cơ tử vong.

Mỗi bệnh nhân đái tháo đường luôn luôn phải lưu ý tự theo dõi đường huyết của bản thân, tuân thủ điều trị và đi khám ngay khi phát hiện đường huyết bất thường hoặc có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường khác.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới