Vật lý trị liệu kết hợp luyện tập điều trị thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu kết hợp luyện tập khoa học sẽ góp phần quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng cơ thể chỉ trong khoảng từ 4 – 6 tuần.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu phẫu thuật được áp dụng khi bệnh thoát vị đĩa đệm ở thể trạng nặng mà các phương pháp không còn tác dụng thì vật lý trị liệu kết hợp luyện tập phù hợp khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, có tác dụng phục hồi chức năng của đĩa đệm.

Vật lý trị liệu kết hợp luyện tập điều trị thoát vị đĩa đệm
Vật lý trị liệu kết hợp luyện tập điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Các phương pháp điện trị liệu

Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, chống viêm, giảm đau, chống phù nề, tăng cường chuyển hóa. Nhờ có dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Tác dụng của dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương, giúp những cơn đau thoát vị đĩa đệm thuyên giảm.

Các phương pháp nhiệt

Phương pháp nhiệt bao gồm sử dụng tia hồng ngoại, đắp Paraphin, chườm ngải cứu, tắm ngâm suối bùn nóng sẽ có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

Siêu âm trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Siêu âm sẽ có tác dụng làm mềm các tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, giảm đau, chống viêm, tăng cường chuyển hóa và tăng khả năng tải tạo tổ chức.

Sử dụng tia Laser

Việc sử dụng tia Laser có tác dụng trong việc làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.

Sử dụng tia Laser điều trị toát vị đĩa đệm.
Sử dụng tia Laser điều trị toát vị đĩa đệm.

Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số( TM300/ST101/…)

Đây là phương pháp được áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh đau nhức xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm do phương pháp này tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu. Việc kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số sẽ góp phần tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức. Tùy theo tình trạng người bênh mà thầy thuốc chuyên khoa VLTL – PHCN sẽ quyết định kể hoạch, phương pháp trị liệu thích hợp.

Tập luyện khoa học giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Hiện nay, đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm hay các bệnh đau nhức xương khớp áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn với những bài tập luyện khoa học theo hướng dẫn của những Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.

Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần. Sau đó thực hiện động tác tương tự nhưng gập hông gập gối hai chân

Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần. Thực hiện tương tự nhưng nâng mông cao khỏi nệm.

Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 4: Tiếp tục nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Người bệnh tiếp tục nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Tập luyện khoa học giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Tập luyện khoa học giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Động tác 6: Người bệnh trong tư thế quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần.

Động tác 7: Người bệnh tiếp tục tư thế quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần. Thực hiện động tác tương tự nhưng tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần góp phần hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Những động tác trên được tính thành một đợt, người bệnh mỗi ngày có thể làm từ 23 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp có những động tác gây đau thì bạn cần ngưng ngay động tác đó và báo cho Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống khỏe mạnh hơn.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới