Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội cũng như sức khỏe người bệnh trong khi vật lý trị liệu có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiện nay cần sự kết hợp giữa các ngành từ nội, ngoại khoa đến điều vật lý trị liệu – phục hồi chức năng nhằm đạt kết quả cao nhất.

Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ

Cột sống con người gồm 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2 còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2.

Chi se trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam, giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu Hà Nội cho rằng, giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước. Các đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiều cao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống 7.

Bệnh thoát vị đĩa đệm trong chẩn đoán lâm sàng bao gồm những hội chứng như: hội chứng cột sống cổ, hội chứng tủy cổ, hội chứng rễ thần kinh – cổ, vẹo cột sống cổ. Trong đó chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm chụp X-quang cột sống cổ tư thế thẳng, nghiêng chếch 3/4 sẽ thấy hình thoái hoá cột sống cổ: hẹp khe gian đốt hoặc hẹp lỗ tiếp hợp hay gai xương. Bên cạnh đó, bạn có thể chẩn đoán bằng cách chụp tủy cản quang, scanner cột sống cổ, chụp CT, chụp MRI sẽ giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp vật lý trị liệu.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp vật lý trị liệu.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng vật lý trị liệu

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu có thể kể đến như: chườm ngải cứu, đắp Paraphin, hồng ngoại, tắm ngâm suối bùn nóng, sóng ngắn, lasre, kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số.

Sóng ngắn trong phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng trong việc tạo nhiệt nóng ở trong sâu, chống viêm giảm đau chống phù nề và tăng cường chuyển hóa nhờ có dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương

Siêu âm có tác dụng làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu, giảm đau, chống viêm, tăng tải tạo tổ chức và chuyển hóa. Theo giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu, tác dụng này cũng tương tự đối với phương pháp lasre.

Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số (TM300/ ST101 / …) được áp dụng trong điều trị các bệnh cơ xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp nhờ tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén và tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tải tạo tổ chức.

Hiện nay đa số những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường áp dụng theo phương pháp vật lý trị liệu sẽ phục hồi từ 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu. Do đó nếu nghi ngờ mình bị thoát vị đĩa đệm thì bạn có thể tìm đến thầy thuốc chuyên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để nhanh chóng khắc phục và kịp thời tránh được những nguy cơ có thể xảy ra.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới