Điều trị bệnh suy nhược cơ thể bằng các bài thuốc bổ dễ làm

Ngoài các phương pháp điều trị vật lý trị liệu xoa bóp bấm huyệt thì các bệnh nhân mắc bệnh suy nhược cơ thể có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc bổ để gia tăng sức đề kháng, mau chóng phục hồi sức khỏe.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy nhược cơ thể tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách, suy nhược cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nắm rõ thông tin cũng như tìm hiểu cách chữa bệnh suy nhược cơ thể bằng các bài thuốc bổ là điều tất yếu đối với người bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng báo hiệu bệnh suy nhược cơ thể

Nguyên nhân và triệu chứng báo hiệu bệnh suy nhược cơ thể

Bệnh suy nhược cơ thể là một dạng bệnh lý được biểu hiện với trạng thái cơ thể mệt mỏi triền miên không rõ nguyên nhân. Theo đó, khi những triệu chứng bộc lộ, chứng tỏ sức khỏe bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng và cần có biện pháp khắc phục cụ thể. Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài có khả năng chuyển biến thành bệnh mãn tính và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo lý giải của các chuyên gia đầu ngành, bệnh suy nhược cơ thể thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, người vận động làm việc quá sức, những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi hoặc người bệnh mắc một số căn bệnh mãn tính, di truyền,…

Ngoài cảm giác mệt mỏi thường xuyên nhưng không có nguyên nhân rõ ràng thì suy nhược cơ thể còn xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Cơ thể gầy yếu, xanh xao, ăn không ngon miệng, thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Đau nhẹ hoặc dữ dội vùng trán, thái dương hoặc đỉnh đầu và có thể ngất xỉu, triệu chứng này thường không có thời gian cố định.
  • Trí nhớ giảm sút, kém tập trung, phản xạ kém.
  • Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay mơ màng, gặp ác mộng hoặc ngủ không đủ giấc dần dần biến chứng thành bệnh mất ngủ kinh niên
  • Dễ bị kiệt sức sau khi vận động thể chất quá lâu, chân tay rã rời, chuột rút, có cảm giác kim châm ở trên da.
  • Cảm xúc thay đổi thất thường, hay cáu gắt, nóng nảy hoặc buồn bã, hồi hộp, lo lắng, người khó chịu, nhạy cảm, dễ kích động bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Dễ rơi vào trầm cảm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Cổ nổi hạch máu, đau cơ, đau nhức xương khớp, đau lưng nhưng không có dấu hiệu viêm sưng hoặc do vận động quá sức.

Từ những nguyên nhân và triệu chứng trên chúng ta có thể thấy bệnh suy nhược cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan nếu không được điều trị khắc phục kịp thời.

Điều trị bệnh suy nhược cơ thể bằng các bài thuốc bổ dễ làm

Điều trị bệnh suy nhược cơ thể bằng các bài thuốc bổ dễ làm

Ngoài các phương pháp điều trị bằng Vật lý trị liệu hay xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh suy nhược cơ thể thì bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc bổ hoặc một số món ăn bài thuốc sau đây:

Các món ăn điều trị bệnh suy nhược cơ thể

Món ăn 1: Cách chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi bằng món ăn bài thuốc

  • Nguyên liệu: 30g râu ngô hoặc bắp ngô non, 1 cái móng giò và 5g gừng, hành, gia vị.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, ướp chân giò cho thấm rồi đem xào thơm và ninh nhừ. Khi món ăn chín thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi dùng để ăn với cơm.

Sử dụng: Kiên trì ăn trong khoảng 3 tuần, mỗi ngày một lần.

Món ăn 2: Chữa người gầy yếu, phụ nữ sau sinh đẻ

  • Chuẩn bị 1 con gà trống non với 15g đảng sâm, 10g quy thân, 10g kỷ tử, 15g thục địa, 20g hạt sen, 20g ngải cứu, gừng và hành.
  • Gà chặt thành từng miếng vừa ăn và ướp với nguyên liệu. Sau đó, cho các nguyên liệu vào hầm với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi các nguyên liệu đều chín nhừ thì nêm gia vị cho vừa ăn và nhấc xuống. Món này ăn 2 lần một tuần, trong 4 tuần liền.

Món ăn 3: Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản

Chuẩn bị 1 con chim cút đã được làm sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ. Hầm chim cút cùng với 12g mạch môn, 15g cát cánh, 12g sa sam, 7 quả đại táo, gừng, hành và rượu cho đến khi nhừ. Nêm gia vị cho vừa ăn và sử dụng. Thực hiện ăn món này 2 ngày/lần, trong 4 tuần liền.

Các bài thuốc nam điều trị bệnh suy nhược cơ thể

Ngoài các món ăn trên thì bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc nam điều trị bệnh suy nhược cơ thể và một số bệnh lý nội khoa khác như sau:

Bài thuốc 1: Chữa suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh về đường tiêu hóa

Bố chính sâm 16g, củ mài, biển đậu, bạch truật, ý dĩ, hạt sen ( mỗi loại 12g), hạt cau 10g, nam mộc hương 6g, vỏ quýt 6g. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Chỉ định: Điều trị suy nhược cơ thể do bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày – tá tràng hay rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Bài thuốc 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi

Thục địa, củ mài, hà thủ ô, củ súng, ba kích (mỗi loại 12g), nam đỗ trọng 20g, cao quy bản 10g, cao ban long 10g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g.

Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần trong ngày. Riêng cao ban long và cao quy bản thì sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào sau. Có thể đem tán bột, làm viên hoàn để uống ngày 20-30g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng cũng được.

Bài thuốc 3: Chữa suy nhược cơ thể cho phụ nữ sau sinh

Long nhãn, hà thủ ô, hạt sen, lá vông, đỗ đen sao (mỗi loại 12g), quả dâu chín 16g. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần.

Chỉ định: Dùng cho phụ nữ sau đẻ, thiếu máu hoặc một số bệnh về máu gây thiếu máu.

Bệnh nhân mắc bệnh suy nhược cơ thể nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám

Tuy rằng bệnh suy nhược không quá nguy hiểm nhưng nếu về lâu dài bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế các phương pháp điều trị suy nhược cơ thể bằng thuốc bổ thực chất chỉ là phương pháp giúp cân bằng và lưu thông khí huyết. Đừng nên chủ quan với những triệu chứng ban đầu của suy nhược vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới