Chia sẻ thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout vào dịp Tết Nguyên đán

Nếu cân bằng chế độ dinh dưỡng cùng chế độ luyện tập phù hợp giúp bệnh nhân mắc bệnh Gout có thể hưởng thụ những giây phút đầm ấm bên gia đình vào dịp Tết nguyên đán mà không lo để lại biến chứng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để bệnh nhân mắc bệnh Gout có thể yên tâm hưởng thụ những giây phút đầm ấm bên gia đình vào dịp Tết nguyên đán thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chia sẻ thực đơn cụ thể, bệnh nhân có thể tham khảo.

Chia sẻ thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout vào dịp Tết Nguyên đán

Chia sẻ thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout vào dịp Tết Nguyên đán

Tết là dịp người thân, bạn bè có dịp đoàn tụ, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà thói quen sinh hoạt hàng ngày thay đổi, đặc biệt là chế độ ăn uống. Chính điều này gây nên khá nhiều bệnh chuyển hóa cũng như khiến cho các cơn gout cấp có nguy cơ tái phát nhiều hơn. Vì thế bệnh nhân mắc bệnh Gout cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh nhân nên kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin

Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân mắc bệnh gout nên kiêng các loại hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn,gà lộn… Đồng thời, giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

Các loại đạm thực vật: đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…, các chế phẩm từ đậu nành như : đậu phụ, sữa dầu nành,… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Bệnh nhân mắc bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ

Ưu tiên ăn những thực phẩm xanh

Ngoài những thực phẩm cần kiêng kỵ thì những người mắc bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm quá trình hấp thụ đạm. Trong bữa ăn hằng ngày nên sử dụng những rau quả giàu Vitamin C, giàu bê ta, carotene và vitamin E để nâng cao khả năng chống lão hóa cho cơ thể như sau: carotene trong cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, rau ngót, chuối tiêu chín, đu đủ chín,…( các rau, quả chín).Vitamin C trong rau ngót, cần tay, rau muống, rau cải xoong, cà chua,…

Tăng cường vận động nhẹ nhàng, tập yoga

Theo các chuyên gia chữa bệnh cơ xương khớp cho biết, việc vận động nhẹ nhàng thường xuyên và liên tục rất có ích đối với những người bị bệnh gout. Bên cạnh đó, những người bị bệnh gout cũng không được làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh, tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương.

Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, vì nếu quá căng thẳng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu trong những ngày Tết, bệnh nhân lỡ có ăn hơi nhiều các món ăn cần kiêng khem thì cũng nên tăng cường vận động để cơ thể có thể tiêu hao đi lượng calo dư thừa, bằng cách đi bộ hoặc khởi động tại chỗ các bài tập đơn giản cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Trong quá trình luyện tập, bạn cũng nên bổ sung lượng nước để cân bằng giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn nữa.

Bệnh nhân mắc bệnh gout nên vận động thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

Thông thường, những món ăn truyền thống của người Việt Nam trong ngày tết thường có măng, nấm, giá đỗ để chống ngấy. Tuy nhiên, những loại rau này làm sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Vì thế bệnh nhân mắc bệnh gout nên kiêng tuyệt đối với các thực phẩm này. Trên thực tế, nếu không có kế hoạch ăn uống hợp lý thì rất dễ tái phát các cơn gout cấp. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc và quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, sẵn sàng “nói không” với bia rượu để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới