Ngộ độc thủy ngân có nguy hiểm đến tính mạng không?

Thủy ngân xuất hiện nhiều trong cuộc sống dưới dạng lỏng ở nhiệt kế nhiệt độ. Nhưng ít ai biết về vấn đề ngộ độc khi tiếp xúc với thủy ngân.

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Ngộ độc thủy ngân có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ngộ độc thủy ngân có nguy hiểm đến tính mạng không?

Theo chuyên gia y tế Nguyễn Linh – Trường CĐ Y Dược Pasteur: Thủy ngân được biết đến là một kim loại nặng, có dạng lỏng ở nhiệt độ thường, màu ánh bạc, thường được sử dụng trong các loại nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Mặc dù thủy ngân nguyên tố lỏng thì ít độc, nhưng các hợp chất và muối của chúng lại rất độc, nó có thể  gây ra các tổn thương não và gan khi tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.

Thủy ngân  rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ của thủy ngân ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ, tuy nhiên vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật.

Một dạng của ngộ độc thủy ngân là chứng bệnh Minamata .Thủy ngân sau khi vào cơ thể sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng gây ra các bệnh lý nội khoa khác nghiêm trọng. Sự tiếp xúc kéo dài gây ra các tổn thương não, dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thậm chí có thể gây tử vong

Có thể lây nhiễm thủy ngân từ nguồn nào?

  • Thủy ngân và hợp chất của nó có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng. Methyl thủy ngân (MeHg) trong cơ thể một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá kiếm, cá vược và cá chó.

Ngộ độc thủy ngân là gì?
Ngộ độc thủy ngân là gì?

  • Hợp chất thủy ngân vô cơ được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc rất độc nếu con người hít hoặc nuốt vào cơ thể.
  • Thủy ngân phenyl (phenylmercury) thường được tìm thấy trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và các dụng cụ vệ sinh cá nhân. Chúng xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa. Sự tiếp xúc với thủy ngân thường phổ biến qua đường thức ăn, đặc biệt là việc tiêu thụ các loại hải sản

Dấu hiệu khi ngộ độc thủy ngân là gì?

  • Khi cơ thể tiếp xúc với thủy ngân, chúng gần như được hấp thụ hoàn toàn vào máu tới các mô, não, truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).
  • Sự tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài có thể dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất ngủ, mất trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi,giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi.
  • Nếu hít phải thủy ngân sẽ gây bệnh phổi nặng cấp tính. Dấu hiệu đầu tiên là sốt, ớn lạnh, thở khó ,viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Các  triệu chứng này sẽ giảm dần đi trong vòng 1 tuần. Một số trường hợp nẵng sẽ dẫn tới phù phổi cấp và tử vong
  • Ngộ độc thủy ngân mạn tính gây ra tình trạng  viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ em nhiễm độc thủy ngân thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.

Dấu hiệu khi ngộ độc thủy ngân là gì?

Dấu hiệu khi ngộ độc thủy ngân là gì?

  • Nuốt phải thủy ngân có thể gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Sau vài ngày có thể dẫn tới hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

Phòng tránh ngộ độc thủy ngân như thế nào?

  • Cần phải có những qui định giới hạn chất thải chứa Hg ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của Hg để phòng chống ngộ độc Hg trong môi trường. Hạn chế những sản phẩm chứa Hg dễ vỡ, các sản phẩm thuốc, phấn trong thành phần có chứa Hg để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với Hg.
  • Để phòng ngộ độc thủy ngân cho trẻ  cần cẩn thận với nhiệt kế Hg: không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ, không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận. Khi phát hiện trẻ nuốt phải Hg trong nhiệt kế, cha mẹ  tuyệt đối không được móc họng, gây nôn vì có thể trẻ  hít vào và gây sặc, theo dõi sát phân của trẻ trong vài ngày để xác định và đánh giá lượng Hg đã nuốt được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ để tránh táo bón.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới