Những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ chị em phụ nữ bị bệnh ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng, việc hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung dẫn đến những hệ lụy ra sao?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung
Những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

GV Nguyễn Thảo (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: “Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung.”

Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là gì?

Chia sẻ tại mục tin y tế GV Thảo cho hay, bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi), trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó. Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ nhiễm Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao.

Một số hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung

  • Bệnh ung thư cổ tử cung không thể ngăn chặn được

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là do người bệnh nhiễm virus HPV. Bệnh thường phát triển chậm sau khi lây nhiễm virus HPV. Do đó mà việc tiêm phòng vắc xin chống virus HPV góp phần giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Việc kiểm tra HPV và làm xét nghiệm Pap cũng giúp sớm phát hiện được căn bệnh này và có hướng điều trị kịp thời. Càng phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi càng cao.

  • Ung thư cổ tử cung không có biểu hiện triệu chứng gì nên khó phát hiện

Thực tế thì bệnh ung thư cổ tử cung có những dấu hiệu thường gặp như: Thường xuyên đau bụng dưới hoặc ra dịch bất thường ở âm đạo; chảy máu âm đạo khi có quan hệ tình dục hoặc chảy máu bất thường giữa hai chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là sau độ tuổi mãn kinh.

  • Đã tiêm vaccine chống virus HPV, thì không cần kiểm tra Pap định kỳ

Đây là một trong những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung rất phổ biến. Việc tiêm vắc xin chống HPV có thể phòng tránh được 4 type gây ung thư cao thường gặp, nhưng không tránh được tất cả các type còn lại. Do đó việc kiểm tra Pap thường xuyên rất quan trọng. Kiểm tra Pap nên thực hiện từ độ tuổi 21 hoặc 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu. Mức độ kiểm tra Pap tùy theo độ tuổi và kết quả kiểm tra Pap lần trước đó.

Một số hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung
Một số hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung

  • Phụ nữ sau tuổi mãn kinh không cần kiểm tra PAP

Độ tuổi có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung là từ 30 đến 48 tuổi, nhưng ở những chị em có độ tuổi cao hơn cũng không ngoại lệ. Do đó, việc kiểm tra Pap ở phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh hay đã cắt bỏ dạ con, phụ nữ trên 65 tuổi vẫn rất cần thiết.

  • Cứ bị nhiễm virus HPV sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung

Gần 80% nữ giới có nguy cơ nhiễm virus HPV ở một thời điểm nào đó, tuy nhiên phần lớn loại virus này sẽ tự tiêu diệt sau vài năm. Chỉ một số loại virus HPV mới có khả năng cao dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc kiểm tra Pap có thể giúp người bệnh chẩn đoán được đã bị nhiễm loại virus HPV nào và có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung hay không

  • Dùng bao cao su có thể hoàn toàn phòng tránh được việc bị nhiễm HPV

Việc sử dụng bao cao su có thể phòng tránh được nguy cơ nhiễm HPV khoảng 70%. Tuy nhiên, dùng bao cao su chỉ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm phần nào, vì HPV còn nhiễm qua đường miệng và các hình thức tiếp xúc khác.

Theo Nguyễn Thảo – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới