Những điều nên biết về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Bệnh suy dinh dưỡng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khoáng chất và calorie cần thiết do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các chất dinh dưỡng có vai trò giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus có hại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ăn nhiều calo quá cũng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, do đó nên cho trẻ ăn vừa đủ calorie mỗi ngày.

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, quá trình tăng trưởng và các chức năng khác của cơ thể.

Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, bé sẽ thường có các biểu hiện dễ thấy như trẻ chậm tăng cân; hay ốm vặt; ngủ không ngon giấc, giật mình và quấy khóc; trẻ thường chậm đi và chậm bò so với tuổi. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện về da như xanh xao nhợt nhạt…

Khi bé có những biểu hiện như trên thì mẹ nên đứa bé đến trung tâm y tế để theo dõi rõ hơn tình trạng của bé và lắng nghe ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng quá trình sống, hoạt động và phát triển bình thường của trẻ. Suy dinh dưỡng không những gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở từ giai đoạn bào thai. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng có nhiều nhưng theo các chuyên gia cho biết phần lớn có liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể việc trẻ thiếu sữa mẹ, chế độ chăm sóc chưa tốt trong thời gian trẻ bị bệnh… Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ kể cả về thể lực, trí lực. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sẽ làm tăng nguy cơ chiều cao thấp hơn so với trẻ cùng lứa. Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Những hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bênh suy dinh dưỡng không gây ra những ảnh hưởng tức thời nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển trí não trẻ. Các mẹ cần lưu ý khi trẻ suy dinh dưỡng sẽ có một số tác động xấu trực tiếp đến trẻ như tăng khả năng mắc các bệnh về tiêu hóa; giảm phát triển của các cơ quan; hệ xương khớp chậm phát triển ảnh hưởng đến chiều cao sau này của trẻ; trí não trẻ chậm phát triển đi kèm giao tiếp và học hỏi thường kém…

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số lời khuyên giúp các bậc cha mẹ có thể phòng tránh dinh dưỡng ở trẻ nhỏ như sau:

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ trong thời kì mang thai và cho con bú.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đến hai tháng tuổi và dần lựa chọn loại sữa phù hợp thay thế sữa mẹ.
  • Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ một cách hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Chú ý đến các loại thực phẩm dùng cho các bữa hàng ngày của trẻ như độ tươi ngon; hạn dùng… và đặc biệt hạn chế đồ đóng hộp.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Giải pháp khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Khi bé bị suy dinh dưỡng các mẹ không cần qua lo lắng chỉ cần cố gắng bổ sung cho trẻ chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ nhớ cho trẻ bú đủ 24 tháng tuổi kết hợp chế độ săn dặm hợp lý. Bên cạnh đó cần cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và thể trạng, cùng một số biện pháp khác các mẹ cần lưu ý như:

  • Đối với các trường hợp trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hô hấp, cần có phương pháp điều trị triệt để hạn chế tình trạng tái phát nhiều lần, đặc biệt hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Có kế hoạch tiêm chủng đúng lich và hợp lý
  • Cho trẻ tẩy giun 6 tháng một lần đối với trẻ dưới 2 tuổi.
  • Có biện pháp chăm sóc tích cực trong thời gian trẻ bệnh và sau phục hồi.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới