Những điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ

Ngày nay, do chế độ ăn bổ béo quá nhiều khi mang thai khiến tình trạng mẹ bầu mắc đái tháo đường càng tăng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tại sao phụ nữ nên kiểm tra nguy cơ đái tháo đường thai kỳ?

Tại sao phụ nữ nên kiểm tra nguy cơ đái tháo đường thai kỳ?

Tại sao phụ nữ nên kiểm tra nguy cơ đái tháo đường thai kỳ?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thay đổi với việc sản sinh ra các nội tiết tố để giúp thai nhi phát triển, tuy nhiên chính những nội tiết tố này lại gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của insulin. Nếu insulin hoạt động tốt thì lượng đường huyết đạt ngưỡng ổn định trong khoảng an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp insulin hoạt động giảm sẽ khiến đường máu không được kiểm soát gây ra đái tháo đường thai kỳ.

Vào tuần mang thai thứ 20 của thai kỳ, chính là khoảng thời gian mà insulin bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố. Quá trình rối loạn này tăng cao ở những người tăng cân quá nhanh, đặc biệt là tăng cân quá nhanh trong 3 tháng đầu của thai kỳ, những người đã bị đái tháo đường trong kỳ mang thai trước hoặc tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc mang thai khi trên 35 tuổi, người từng sinh con nặng trên 4 kg, người từng sinh con bị dị tật.

Nếu phụ nữ mang thai được kiểm soát đái tháo đường thai kỳ trong suốt quá trình mang thai và sinh đẻ thì sẽ giảm nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Nếu không điều trị thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mang thai bị đái tháo đường, có thể gây biến chứng cho thai như sẩy thai, thai chết lưu, con chết sớm sau sinh, dị tật bẩm sinh khiến thai nhi bị vô sọ, teo thận hoặc dị tật tim mạch, gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh trong 48 giờ sau sinh như suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da do tăng billirubin máu. Thậm chí khi sử dụng insulin để điều trị nhưng những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có nguy co tiền sản giật, đa ối, xuất huyết sau sinh, con to phải mổ lấy thai và vẫn có nguy cơ tử vong.

Làm gì để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Làm gì để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Làm gì để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

Do những biến chứng đái tháo đường gây ra cùng với việc ít khi có biểu hiện rõ rệt nên tất cả phụ nữ khi mang thai dù có tiền sử đái tháo đường hay không đều phải sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Có những thai phụ không hề biết mình bị đái tháo đường thai kỳ cho đến khi làm các xét nghiệm máu và nước tiểu, nhưng cũng có những người có những triệu chứng rõ rệt như thường xuyên khát nước, uống nhiều và đi tiểu nhiều hơn so với những người phụ nữ mang thai khác, thậm chí phải thức dậy lúc đêm để uống nước, vùng kín bị nhiễm nấm, khó điều trị bằng các dung dịch chống khuẩn thông thường, khi có các vết thương, vết trầy xước thì các vết này khó lành, suy nhược cơ thể, sụt cân, thiếu năng lượng.

Phụ nữ mang thai chưa được chẩn đoán thai kỳ trước đó cần tầm soát khi mang thai ở tuần 24- 28 của thai kỳ. Với những người đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần xét nghiệm theo dõi ít nhất 3 năm một lần. Những người chưa được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần làm nghiệm pháp dung nạp Glucose. Đây là phương pháp đơn giản phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, thai phụ cần đi kiểm tra thai định kỳ, xét nghiệm máu và nước tiểu. Nếu thấy có bất cứ điều gì bất thường, thai phụ nên đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới