Phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý điều gì?

Bệnh huyết áp thấp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho chị em phụ nữ đang mang thai. Vậy người bệnh cần phải chú ý điều gì và chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu thường gặp phải bệnh huyết áp thấp. Theo đó, bệnh huyết áp thấp khi mang thai dù không quá nguy hiểm như cao huyết áp, huyết áp cao song để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé thì bạn cũng không nên xem thường mà cần sớm có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bị huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Bị huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Huyết áp là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của 1 người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai bởi lúc này, chỉ số huyết áp cho biết sức khỏe của cả mẹ và thai nhi chứ không đơn thuần chỉ của một người mẹ. Theo đó, bệnh huyết áp thấp có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và máu lên não không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển. Vì thế, mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp thường xuyên đặc biệt khi hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đứng lên ngồi xuống tối sầm mặt mũi hoặc thường xuyên thấy thể trạng mệt mỏi, nếu bệnh không thuyên giảm thì nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Khác với bệnh cao huyết áp, nếu người bình thường huyết áp sẽ từ 110/70 tới 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Vì thế mẹ bầu có thể dựa vào thông số trên để đánh giá tình trạng huyết áp của mình.

Phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý điều gì?

Phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý điều gì?

Khi bị huyết áp thấp thì mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Điều này cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Mặt khác nếu mẹ bầu không cung cấp đầy đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai, thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng về các bệnh tim mạch. Vì thế để phòng ngừa bệnh thì mẹ có thể cân nhắc các điều sau đây:

  • Để có 1 giấc ngủ sâu mẹ bầu cần nằm nghiêng về 1 bên chứ không nên năm ngửa. Khi bạn nằm nghiêng, dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị áp lực hay đau đớn.
  • Không bỏ bữa sáng, nếu hay bị buồn nôn khó ăn có thể chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, chế biến món ăn bắt mắt để kích thích vị giác.
  • Mẹ bầu có thể tăng thêm lượng muối để tăng cường lưu thông máu.
  • Khi thay đổi tư thế đứng, ngồi cần nhẹ nhàng, từ từ.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo từ 2,5 – 3lit nước.
  • Mỗi ngày 30 phút đi bộ giúp ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa các bệnh khác như mỡ máu, tim mạch,…
  • Không dùng đồ uống có ga hay chất kích thích.
  • Nếu có tiền sử huyết áp thấp, hãy luôn mang bên mình một chút bánh kẹo ngọt, khi thấy chóng mặt có thể ăn để tránh hạ huyết áp đột ngột.

Ngoài ra nếu thấy xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở thì mẹ bầu nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới