Nguyên nhân và dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, chúng ảnh hưởng rất lớn đến vận động và sinh hoạt của bệnh nhân.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỏi khi ngồi lâu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Nguyên nhân và dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Nguyên nhân và dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống chúng có chức năng giống như một gối đỡ cho vùng cột sống, giúp cho cột sống vận động dễ dàng và nhịp nhàng. Cấu trúc của một đĩa đệm bình thường là nhân keo và những bao xơ được cấu tạo từ các sợi dai chắc ở bên ngoài. Trải qua thời gian, các bao xơ trở nên yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh. Đây được các chuyên gia Y tế gọi là chứng thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh cơ xương khớp thường gặp.

Nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể kể đến như:

Nguyên nhân tuổi tác: Đối với những người có độ tuổi trên 35 tuổi, đĩa đệm cột sống thường mất đi sự mềm mại, trở nên thô ráp và mất dần độ đàn hồi, có thể bị rạn nứt hoặc bị rách, nhân nhầy dễ thoát vị và chèn ép lên các rễ thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn. Tuổi tác càng cao thì đĩa đệm càng có nguy cơ lão hóa nhiều, gây nên tình trạng thoái hóa cột sống, một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống.

Chấn thương: Đây cũng là nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống khá phổ biến, trong quá trình sinh hoạt và lao động, cột sống phải chịu một tổn thương lớn. Chấn thương vùng cột sống thường xảy ra do tư thế làm việc không đúng, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài và ít vận động hay người mang vác, bê, kéo các vật nặng…cũng khiến cho cột sống bị tổn thương nhiều hơn.

Trọng lượng và chiều cao: theo các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, người có trọng lượng cơ thể quá lớn khiến cột sống chịu nhiều áp lực hơn, các đĩa đệm và dây thần kinh ở khu vực lưng thường quá tải và căng giãn quá mức lâu sẽ dẫn đến tổn thương. Bên cạnh đó, người có chiều cao từ 1m7 trở lên đối với nữ và 1m80 đối với nam cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Thoát vị đĩa đệm cột sống.

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không những gây nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng mà cũng ảnh hưởng lớn đến xương khớp. Hút thuốc lá khiến nồng độ oxy trong máu giảm sút và làm mất các chất dinh dưỡng quan trọng cho các mô, giảm khả năng nuôi dưỡng vùng cột sống và đĩa đệm đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố đáng được lưu tâm trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Người có cấu trúc đĩa đệm yếu thì cũng có thể di truyền cho thế hệ sau.

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống

Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau nhiều: Thoát vị đĩa đệm cột sống thường chèn áp vào vùng cột sống và thần kinh, khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau, cơn đau trong thoát vị đĩa đệm thường đau lan từ cột sống cổ xuống 2 tay hoặc đau từ thắt lưng kéo lan xuống 2 chân. Cơn đau thường tái phát nhiều lần, khi thì đau âm ỉ, khi thì dữ dội và tăng mạnh khi người bệnh bị ho, rung người, hắt hơi…

Cảm giác tê bì: Sau khi xuất hiện những cơn đau thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ thấy cảm giác tê bì các khu vực bị đau. Dấu hiệu tê bì xuất hiện là do rễ thần kinh bị chèn ép, có thể xuất hiện thường xuyên hay ít hơn tùy từng thể trạng người bệnh.

Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm đau lưng hiệu quả do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm đau lưng hiệu quả do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Biểu hiện teo cơ, yếu liệt: Biểu hiện này thường thì khi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã phát triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể thấy chân bị teo nhỏ, đi lại rất khó khăn, thậm chí là khó di chuyển.

Rối loạn vận động và rối loạn dây thực vật: Đối với rối loạn vận động, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cảm thấy cơ tay cơ chân bị yếu, thị lực suy giảm. Trường hợp nặng có thể bị liệt chân, bí tiểu tiện, mất cảm giác một vùng nào đó. Đối với rối loạn dây thực vật, người bệnh thoát vị đĩa đệm thấy đau buốt và rát tại vùng bị đau, trời nóng nhưng cảm thấy lạnh.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp các dấu hiệu khác như:

  • Cột sống của bệnh nhân bị lệch hay vẹo đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Bệnh nhân vận động cột sống như xoay cổ, ngẩng đầu, gập người, duỗi người xoay người gặp rất nhiều hạn chế.
  • Vận động, đi lại khó khăn.

Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu hay những biểu hiện trên, hãy đến khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để có hướng điều trị kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra.

Nguồn: Benhcoxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới