Nếu không muốn bệnh dị ứng trở nên nặng hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, thì cần thực chế độ ăn uống khoa học theo sự lời khuyên của bác sĩ. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau người bệnh dị ứng nên kiêng ăn gì?
- Những bệnh dị ứng thường gặp vào mùa Đông nhất định bản phải biết
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa tốt nhất
- Bệnh thoát vị đĩa điểm có triệu chứng gì
Bác sĩ khuyên bạn kiêng ăn gì khi bị dị ứng?
Chế độ ăn kiêng cho người bệnh dị ứng
Các chuyên gia Y tế hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tùy vào từng dị ứng mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên người bệnh cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi. Cụ thể người bệnh dị ứng kiêng ăn như sau:
Với người bị dị ứng thông thường
Khi người bệnh bị dị ứng ở giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối bởi lượng đường trong máu nếu tăng cao sẽ dễ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn đối với lượng muối trong cơ thể nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên khiến bệnh dị ứng nặng hơn.
Không nên ăn những đồ ăn có tính kích thích như: rượu, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt,…
Nếu bạn dị ứng đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như: súp, canh và uống ít nước đi.
Không nên ăn đồ ăn chứa nhiều đạm như: tôm, cu, bò, gà, đồ hộp, trứng, sữa, lạp xưởng, chocolate,…
Những thực phẩm người bị bệnh mề đay cần tránh
Việc làm trước tiên cần phân biệt người có bệnh mề đay cần biết phân biệt cấp tính và mãn tính một trong những bệnh lý nội khoa khác thường gặp để kiêng kỵ thực phẩm đúng.
Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng cấp tính, cần phải kiêng kỵ tuyệt đối một số loại thức ăn, nhất là các loại hải sản, các loại thịt như ngan, dê, bò, thủ lợn cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).
Đối với trường hợp mề đay mãn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng do có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra. Vì thế, cách cuối cùng là người bệnh dị ứng cần phải thử tất cả thức ăn nếu đồ ăn nào dị ứng thì ta sẽ kiêng đồ ăn ấy tránh bệnh trở nên nặng hơn.
Đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao như: hẹ, rau thơm, măng, dưa muối,… bởi những đồ ăn này dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời có thể gây bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn không nên uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết trở nên nặng hơn.
Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Đối với người bệnh dị ứng do thời tiết cần kiêng những đồ ăn sau:
- Một số loại hạt và trái cây tươi: các nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại trái cây có thể làm cho bệnh dị ứng trở nên trầm trọng hơn, một số loại quả như: kiwi, táo,… và các loại hạt cần loại bỏ như: hạnh nhân, hạt phỉ,…
- Một số loại hải sản, thức ăn giàu đạm: Các loại hải sản thường chứa nhiều protein khiến triệu chứng bệnh dị ứng do thời tiết trở nên tiêu cực vì vậy bạn cần loại bỏ hải sản khỏi bữa ăn của mình.
- Khi người bệnh dị ứng có thể khiến bệnh nhân bị sưng phù toàn thân nặng hơn, bị nổi mẩn đỏ trên toàn thân hay bị khó thở,… cần tránh xa các loại thực phẩm như trứng, bơ, sữa,… mặc dù chúng rất bổ dưỡng nhưng lại dễ gây kích ứng.
- Đối với trẻ em bị dị ứng thời tiết, cần kiêng kỵ thực phẩm giàu protein, đặc biệt là sữa. Không ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mãn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh của trẻ nặng hơn.
Trên đây là một số thực phẩm kiêng kỵ đối với bệnh lý dị ứng khi ta mắc phải mà trang bệnh lý xương khớp tổng hợp cho bạn đọc.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net