Bệnh Gout là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh Gout

Số lượng bệnh nhân mắc bệnh Gout ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, vậy Bệnh Gout là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh Gout ra sao?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, bệnh Gout là một bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa purin (quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào), một bệnh lý quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể (Crystal Arthropathies) đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu.

Bệnh Gout là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh Gout

Bệnh Gout là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh Gout

Nguyên nhân chính gây bệnh Gout

Nguyên nhân khiến cho nồng độ tăng acid uric tăng lên có thể do tăng sản xuất acid uric trong cơ thể của bệnh nhân hoặc do giảm bài xuất acid uric trong máu ra ngoài cơ thể hoặc do rối loạn cả hai quá trình trên. Hậu quả của quá trình này chính là việc hình thành các tinh thể muối urate ở các mô trong cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, dẫn tới lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, các mô ngoài khớp, nhu mô và ống thận, mạch máu… gây bệnh Gout và các biến chứng từ nhẹ đến nặng của bệnh.

Bệnh Gout thường xuất hiện ở những quý ông ở độ tuổi 30, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơ địa đặc biệt (rối loạn chuyển hóa purin và rối loạn chuyển hóa). Bệnh Gout cũng có thể xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu đạm và uống nhiều rượu bia,…

Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên

Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên

Một điều đặc biệt, bệnh Gout thường xuất hiện nhiều ở nam giới (chỉ khoảng 10% bệnh nhân là nữ). Trong đó, 90% bệnh nhân nữ phát bệnh sau tuổi mãn kinh. Nguyên nhân chính do nồng độ Estrogen (hormon sinh dục nữ suy giảm ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh) Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong máu. Đây cũng là lý do phụ nữ trẻ rất ít khi bị bệnh Gout.

Việc sử dụng tùy tiện, dài ngày các thuốc kháng viêm loại corticosteroid, aspirin, thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt là corticosteroid vừa làm bệnh nặng lên vừa gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như thay đổi hình dạng cơ thể, loãng xương, teo cơ, nhiễm trùng, viêm loét đường tiêu hóa, suy tuyến thượng thận, thúc đẩy nhanh việc hình thành các tophi…

Bệnh nhân mắc một số bệnh chuyển hóa cũng có nguy cơ mắc bệnh Gout như bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành, béo phì… cũng làm cho bệnh diễn biến phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn. Kiểm soát tốt các bệnh trên cũng ảnh hưởng tốt tới tiến triển của bệnh.

Điều trị bệnh Gout như thế nào cho hiệu quả?

Bệnh Gout tuy là bệnh mãn tính nhưng chúng cũng đáp ứng tương đối tốt với điều trị, nếu được điều trị đúng bệnh nhân mắc bệnh Gout ngay ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Gout mãn tính thì có thể kiểm soát tốt bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Khi kiểm soát được bệnh, các đợt viêm khớp sẽ không tái diễn, bảo tồn được cấu trúc và chức năng của khớp, tránh được các biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh Gout cần được khám và điều trị sớm

Bệnh nhân mắc bệnh Gout cần được khám và điều trị sớm

Đặc biệt, sự tiến bộ trong Y học đã giúp các nhà khoa học có thêm thông tin về chuyển hóa purin trong cơ thể, nên đã đưa ra được những phương pháp trị liệu một cách an toàn và hiệu quả. Các trị liệu này giúp cho việc kiểm soát bệnh Gout tốt hơn, đặc biệt trên các bệnh nhân bị bệnh thận mạn, suy thận, dị ứng thuốc hay không đáp ứng với các thuốc trị gút trước đây.

Tuy nhiên, để thực hiện được những điều này thì yêu cầu bệnh nhân mắc bệnh Gout cần được phát hiện cũng như điều trị sớm bệnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới