Chuyên gia lý giải người thiếu máu có nên truyền dịch hay không?

Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về truyền dịch qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia Chu Hòa Sơn đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Dưới đây là.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về truyền dịch qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia Chu Hòa Sơn đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Dưới đây là thông tin chi tiết:

Chuyên gia lý giải người thiếu máu có nên truyền dịch hay không?

Chuyên gia lý giải người thiếu máu có nên truyền dịch hay không?

Có phải trong dịch truyền chỉ có nước đúng không?

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói khi bị tiêu chảy nặng thì cơ thể mất nhiều nước cho nên phải truyền dịch để bù nước, như vậy có phải là trong dịch truyền chỉ có nước không ạ?

Trả lời:

Khi bị tiêu chảy nặng mất nước thì bạn sẽ được bù nước và điện giải bằng các loại dịch truyền. Dịch truyền bù nước và cân bằng điện giải bao gồm một số loại như dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch Ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%. Các loại dịch này là dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối ăn, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước. Độ mặn của dịch bằng độ mặn của máu.Hầu như sử dụng trong mọi loại chỉ định đối với tình trạng mất nước của cơ thể như tiêu chảy, bỏng, nôn. Các loại sốt virus kéo dài với biểu hiện lâm sàng điển hình như môi khô, mặt hốc hác. Tuy nhiên, cũng là dấu hiệu sốt nhưng là sốt do nhiễm trùng thì việc tiêm truyền lại không giải quyết được vấn đề.

Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng thường xuyên sử dụng phương pháp truyền dịch.

Những điều cần biết về truyền dịch để tránh nguy cơ mắc nguy hiểm

Hỏi: Thưa bác sĩ, cháu tôi bị suy nhược cơ thể cũng được bác sĩ chỉ định truyền dịch, vậy tôi xin hỏi dịch này có giống với dịch truyền khi bị tiêu chảy không ạ?

Trả lời:

Dịch truyền khi bị suy nhược cơ thể chính là dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, như: dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng (như vitaplex)… không phải là nước và muối khoáng như dịch truyền trong tiêu chảy mất nước. Dịch đường hay còn gọi là dịch ngọt chứa đường glucoza: Có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5% (cứ 100 ml nước thì có 5 g glucoza), 10%, 20%, 30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn một bát cơm. Đây là thông tin cơ bản về truyền dịch để tránh nguy cơ tai biến.

Được chỉ định truyền khi cơ thể bị hạ đường huyết hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch đối với các bệnh nhân không hấp thu được thức ăn qua đường miệng. Dịch này có nhiều nồng độ khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

+ Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay bệnh nhân không uống được.

Những điều cần biết về truyền dịch để tránh nguy cơ mắc nguy hiểm

Những điều cần biết về truyền dịch để tránh nguy cơ mắc nguy hiểm

+ Nồng độ 20% chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi dưỡng khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng.

– Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin: như Alversin 40, Amino – Plasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin… dùng trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền.

+Đạm hoa quả (Vitaplex):

Thực chất không phải là đạm mà chỉ là các vitamin. Loại này được chỉ định dùng khi cơ thể bệnh có dấu hiệu suy nhược kéo dài hoặc bệnh lý kéo dài, những người bệnh thiếu hụt các vitamin.

Nhiều người lạm dụng loại này để làm đẹp da nhưng thực tế, việc truyền phải được chỉ định của bác sĩ. Nếu tự truyền, cơ thể bị thừa và sẽ đào thải. Tốt nhất là ăn hoa quả tươi hàng ngày để bổ sung lượng vitamin cần cho cơ thể. Đây là một trong những cách điều trị bệnh lý nội khoa khác.

+Dịch đạm:

Thành phần gồm nước và axit amin, dùng cho bệnh nhân suy kiệt, không ăn uống được. Dịch đạm gồm có nhiều loại như Alvesin, Aminoplasma, Anparen, Biseko… Đạm cung cấp protein cho những trường hợp bệnh suy dinh dưỡng, bệnh nhân bị giảm mức độ protein trong máu, phục hồi sau phẫu thuật, stress. Đạm được bác sĩ chỉ định khi lượng abumin máu và protein máu trong cơ thể bệnh nhân xuống thấp.

Khuyên: Nên bổ sung đạm từ các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa…

+Mỡ (lipid)

Loại này được dùng theo chỉ định, cung cấp các axit béo cho những bệnh nhân sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng. Chỉ định truyền loại này rất khắt khe, chỉ áp dụng cho những bệnh nhân ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể không hấp thu được lượng mỡ cần thiết, những bệnh nhân suy kiệt.

Hỏi: Thưa bác sĩ, ngoài những dịch truyền dùng để bù nước và điện giải hay dịch đường thì có có những loại dịch truyền nào khác không ạ?

Trả lời: Có những loại dịch truyền khác như sau:

– Dung dịch thay thế huyết tương duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch, như: huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan.

– Dung dịch chống toan, kiềm huyết, như: natri hydrocarbonat 1,4%.

Dịch truyền được tiêu thụ phổ biến hiện nay có nhiều loại, thường gọi gọi là đạm Pháp, Mỹ, Hàn Quốc… hoặc đạm nội. Loại được ưa chuộng và bán rộng rãi hiện nay là Mo của Nhật, Alvesin của Đức… Đây là loại dung dịch gồm các chất các axit amin thiết yếu, một số vitamin, muối khoáng thường được chỉ định khi bệnh nhân không thực hiện được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa, hồi sức cấp cứu, trước và sau khi mổ, bị bỏng nặng, suy kiệt… Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào.

Nguồn benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới