- Điểm danh 5 loại bệnh đái tháo đường có thể bạn chưa biết
- Áp dụng 5 bài tập đơn giản dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường
- Vì sao người bị bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh về thận?
Bệnh tiểu đường đau thần kinh là gì?
Bệnh tiểu đường đau thần kinh là gì?
Bệnh tiểu đường đau thần kinh không phải một bệnh riêng biệt mà là một khái niệm chỉ biến chứng thần kinh gây ra do bệnh đái tháo đường. Đường huyết cao trong máu là nguyên nhân của hiện tượng tổn thương thần kinh này. Tổn thương có thể rộng khắp, ảnh hưởng đến hầu hết các nơ-ron trong cơ thể. Tuy nhiên, mức độ tổn thương và triệu chứng gây ra là khác nhau tùy từng bệnh nhân cụ thể, thường tổn thương rõ rệt nhất là ở các dây thần kinh ngoại biên vùng chân và bàn chân.
Bệnh tiểu đường đau thần kinh gây ra nhiều triệu chứng khác biệt. Điều này tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí dây thần kinh bị tổn thương. Triệu chứng từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể gây tử vong. Tuy vây, bệnh hoàn toàn có thể phòng chống được đối với bệnh nhân tiểu đường.
Phòng chống bệnh tiểu đường đau thần kinh
Có nhiều biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường đau thần kinh khi chúng chưa xảy ra hoặc trì hoãn bệnh và hạn chế các biến chứng. Các phương pháp phòng chống này nhằm mục đích giữ chỉ số đường huyết ổn định trong ngưỡng mục tiêu, kiểm soát đường huyết tốt, chăm sóc bàn chân tốt và một lối sống lành mạnh.
Kiểm soát chỉ số đường huyết
Giữ lượng đường trong máu trong ngưỡng mục tiêu, kiểm soát chặt chẽ mỗi ngày là một thách thức lớn. Giám sát liên tục, và dùng insulin thường xuyên và đúng chỉ định. Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất nhằm ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường và bệnh tiểu đường đau thần kinh. Đường huyết ổn định là quan trọng bởi sự biến động lượng đường trong máu là tác nhân tăng tốc thiệt hại thần kinh.
Mục tiêu điều trị là đảm bảo chỉ số glucose trong máu từ 70 – 130 mg / dL (3,9-7,2 mmol / L) trước khi ăn và HbA1C < 7%. Xét nghiệm HbA1C cung cấp thông tin về đường huyết trung bình khoảng thời gian 8-12 tuần gần nhất. Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo làm xét nghiệm HbA1C ít nhất hai lần một năm với người tiểu đường dủ vẫn duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi lành mạnh. Khuyến cáo xét nghiệm HbA1C thường xuyên hơn với những bệnh nhân kiểm soát đường huyết chưa tốt hoặc thời kỳ thay đổi thuốc.
Phòng chống bệnh tiểu đường đau thần kinh
Chăm sóc bàn chân
Các vấn đề lở loét, nhiễm trùng, thậm chí loét và cắt cụt chi là một biến chứng thường gặp của tiểu đường đau thần kinh hay còn được phân riêng thành biến chứng bàn chân của tiểu đường. Hoàn toàn có thể ngăn ngừa vấn đề này bằng cách thực hiện kiểm tra toàn diện chân ít nhất một lần một năm, bác sĩ kiểm tra chân tại mỗi lần khám và chăm sóc tốt chân ở nhà.
Ngoài việc đi khám định kỳ, để bảo vệ sức khỏe của đôi chân bạn nên:
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: xem xét các bất thường như mụn nước, vết cắt, vết bầm tím, nứt và lột da, tấy đỏ và sưng.
- Luôn giữ bàn chân sạch và khô.
- Vệ sinh chân hàng ngày bằng nước ấm.
Một số trường hợp bàn chân có thể không ý thức được nhiệt độ, hãy kiểm tra nhiệt độ của nước bằng các phần nhạy cảm của cơ thể chẳng hạn như cổ hoặc cổ tay trước đó. Sau khi rửa chân cần lau khô chân nhẹ nhàng bằng cách thấm hoặc vỗ. Cuối cùng là bôi kem giữ ẩm da để tránh nứt nẻ.
– Cắt móng chân một cách cẩn thận: giữ cho móng chân thẳng trên, không để lại cạnh sắc.
– Đeo vớ khô: nên dùng tất, vớ làm bằng sợi bông, hút ẩm tốt.
– Sử dụng đệm giày và giày phù hợp: mang giày có thể bảo vệ bàn chân khỏi bị thương. Vì vậy luôn luôn mang giày và chắc chắn rằng đôi giày phù hợp với bản thân.
Ngay khi phát hiện bất thường, hãy báo bác sĩ để được trợ giúp điều trị, ngăn chặn vấn đề phát triển vấn đề nghiêm trọng thêm. Nên nhớ, kể cả vết loét nhỏ nhất cũng có thể nhanh chóng diễn biến thành nhiễm khuẩn nặng thậm chí hoại tử nếu không được chữa trị.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net