Xây dựng chế độ ăn cho người bị đột quỵ

Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ người bệnh cần xây dựng chế độ ăn hợp lý khoa học nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các chuyên gia y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay chế độ ăn rất quan trọng với người bị đột quỵ. Vậy thực đơn cho người bệnh đột quỵ là gì?

Xây dựng chế độ ăn cho người bị đột quỵ

Xây dựng chế độ ăn cho người bị đột quỵ

Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ

Các chuyên gia y tế cho hay, người bệnh đột quỵ nên cần bổ sung lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật như: đậu tương, đậu phụ, đậu đỗ, đạm động vật như: cá đồng, sữa, thịt nạc, cá biển,… Nếu bệnh nhân đột quỵ mắc thêm bệnh suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 – 0,6g/kg/ngày.

Đối với chất béo người bệnh đột quỵ cần giữ ở mức 25 – 30g chất béo/ ngày trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Một điều đặc biệt là các axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhất là do cục máu đông trong mạch máu não.

Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Những thực phẩm này chứa nhiều kali có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Theo nghiên cứu trên trang bệnh lý xương khớp cho biết trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Khi chúng ta tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày.

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày dùng 300 mcg axit folic sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người chỉ dùng 136 mcg/ngày. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Những thực phẩm chứa axit folic như: các loại quả vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, mỳ, gạo và các sản phẩm từ ngũ cốc và đừng bỏ qua gan nhé.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh đột quỵ

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh đột quỵ

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh đột quỵ

Đối với người bệnh đột quỵ cũng như bệnh liệt do tai biến mạch máu não thì hệ tiêu hóa không có khỏe như người bình thường vì vậy thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Ăn 3-4 bữa/ngày và không nên ăn quá no. Đặc biệt tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như đồ cay nóng, gia vị cay, rượu chè, cà phê,..

Chế độ ăn cần giảm muối và nước do bệnh nhân đột quỵ không bài tiết được nhiều muối và nước ra khỏi cơ thể vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân đột quy bị suy tim – bệnh tim mạch thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong một ngày. Cần hạn chế muối ở mức 4 – 5g/ ngày để giảm phù, giúp thận của người bệnh đột quỵ bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: dưa, cà, bánh mỳ, xúc xích,…

Để giảm tăng cân chế độ ăn cho người bệnh đột quỵ cần giảm bớt năng lượng, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày và nguồn năng lượng đưa vào cơ thể nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn hợp lý, người bệnh đột quỵ cần phải rèn luyện cơ thể bằng những bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn đầy lùi bệnh tật.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới