​Bệnh loãng xương: “Kẻ ăn cắp vặt” khoáng chất trong xương mỗi ngày

Bệnh loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, thậm chí ở thanh niên trẻ tuổi. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị dứt điểm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các chuyên gia về bệnh lý xương khớp cho rằng loãng xương sẽ khiến cho xương bị yếu dẫn và dễ gãy nếu tác động hay hành động rất nhẹ. Tương tự như bệnh tim mạch bạn có thể bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim nếu bị loãng xương nặng và có tỷ lệ tử vong cao tương tự với các bệnh lý khác. 

​Bệnh loãng xương: “Kẻ ăn cắp vặt” khoáng chất trong xương mỗi ngày

​Bệnh loãng xương: “Kẻ ăn cắp vặt” khoáng chất trong xương mỗi ngày

Bệnh loãng xương được nhận biết bằng các triệu chứng rõ rệt

Tương tự như bệnh tim mạch thì bệnh loãng xương gây nguy hiểm cho người bệnh bằng cách rất âm thầm chứ không có biểu hiện rõ ràng hay dồn dập. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì loãng xương chính là nguyên nhân đứng thứ hai là triệu chứng gây bệnh phổ biến nhất chỉ sau bệnh tim mạch. Thống kê riêng ở khu vực châu Á đã có khoảng 20% phụ nữ bị bệnh này cùng với đó có khoảng 53% người có mật độ xương thấp. Biểu hiện của bệnh cần phải được theo dõi và nhận định rõ ràng chứ không nên chủ quan. Các chuyên gia y tế khẳng định bệnh loãng xuong như kẻ trộm giấu mặt mỗi lần âm thầm lấy đi khoáng chất và thành phần của xương chúng ta nên rất khó nhận biết. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bạn có thể sẽ phải sống chung và hứng chịu những di chứng nguy hiểm từ bệnh này, thậm chí còn phải chịu tật nguyền ở thể nặng.

Bệnh loãng xương chỉ có thể biểu hiện ra bên ngoài khi gây ra những biến chứng của cơ thể cụ thể dưới đây:

Thứ nhất, hiện tượng đau nhức xương nghiêm trọng xảy ra tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài. Cơn đau thường kéo dài và tăng lên khi về đêm nhiều hơn bên ngoài.

Thứ hai, biểu hiện của bệnh loãng xương thể hiện ở cơn đau cột sống lưng tức là thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn sẽ bị đau. Triệu chứng cột sống bị co cứng các cơ dọc cột sống, cơ thể sẽ bị giật cơ khi đổi tư thế đột ngột.

Thứ ba, rối loạn tư thế cột sống hiện tượng phổ biến là chuột rút. Tức là ở đây, đốt sống của người bệnh đã bị lún, xẹp. Người bị bệnh này thường gù lưng, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao so với những người bình thường khác. Triệu chứng thường gặp là cơ thể sẽ bị ớn lạnh, hay bị chuột rút hay ra mồ hôi thường xuyên.

Bệnh loãng xương được nhận biết bằng các triệu chứng rõ rệt

Bệnh loãng xương được nhận biết bằng các triệu chứng rõ rệt

Vì thế, nếu muốn phòng tránh bệnh thì bạn cần chăm tập luyện và thăm khám kiểm tra thường xuyên. Bởi vì bệnh diễn biến hết sức lặng lẽ và có thể nhận thấy dấu hiệu khi 30% thần phần xương đã bị mất đi.

Những biến chứng nguy hiểm khôn lường nếu bị bệnh loãng xương

bệnh lý xương khớp phổ biến và ngày càng trẻ hóa, bệnh loãng xương thực sự có thể gây hại cho cơ thể cũng như sức khỏe của người bệnh nếu bạn không thực sự đề phòng. Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh chính là hiện tượng gãy xương chỉ sau một cơn hắt hơi rất nhẹ nhàng. Các vị trí dễ gãy do biến chứng từ bệnh chính là các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay. Biến chứng này có thể gây tử vong, khó khắc phục và có thể gây tàn tật suốt đời.

Hiện nay, ở các nước phát triển, đã có đến 20% người ở độ tuổi trung niên bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Trong đó có 30% có thể tái hòa nhập và có nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Để phòng ngừa bệnh loãng xương ở mọi lứa tuổi bạn nên cân nhắc chăm sóc cơ thể, vận động đều đặn và bổ sung canxi cho cơ thể thật đầy đủ, cụ thể là những biện pháp như cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể cũng như khoáng chất. Đây là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết thông qua bằng các thực phẩm như: hải sản, rau bó xôi, mè (vừng), sữa,… bạn cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe và tốt nhưng nếu dùng lâu sẽlắng đọng canxi trên các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn mạch máu, thậm chí bị bệnh liệt do tai biến mạch máu não.

Tập thể thao để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả

Tập thể thao để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt và làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các chất kích thích, chất có cồn như rượu bia, thuốc lá….Hãy phòng tránh nguy cơ bị bệnh loãng xương ngay khi bạn còn trẻ.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới