Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn bệnh Mỡ máu cao

Mỡ máu cao hay còn gọi máu nhiễm mỡ là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến âm thầm nhưng có thể để lại hậu quả khôn lường đối với sức khỏe người bệnh.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Năm nay tôi 60 tuổi, tôi mới đi kiểm tra sức khỏe Bác sĩ thông báo tôi bị mỡ máu cao, xin hỏi bệnh của tôi có nguy hiểm không và có thể gây những biến chứng gì, tôi nên ăn uống, tập luyện thế nào để phòng và chữa bệnh một cách hiệu quả?

Mỡ máu cao là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm

Mỡ máu cao là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm

Để giải đáp những thắc mắc này của bác, Bác sĩ Đa khoa Chu Hòa Sơn hiện đang là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin được giải đáp cho Bác như sau:

Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm hay không?

Theo quan điểm của Bác sĩ Chu Hoà Sơn, thành phần Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính Triglycerid, Phospholipid, Cholesterol. Trong đó, Triglycerid được cơ thể sử dụng như một nguồn năng lượng giống Glucid còn Phospholipid và Cholesterol chủ yếu được sử dụng để tạo ra cấu trúc tế bào trong các cơ quan của cơ thể.. Thực chất căn bệnh mỡ máu cao là căn bệnh chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm tăng nồng độ Cholesterol toàn phần, cholesterol (LDL), triglyceride, và giảm các Cholesterol tốt như: HDL- cholesterol.

Khi quá trình chuyển hóa lipid máu bị rối loạn hay còn gọi là mỡ máu cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, khi nồng độ các loại lipid có hại tăng (tăng triglyceride, tăng LDL cholesterol) các chất có hại này sẽ lắng đọng ở thành mạch máu, khiến lòng mạch bị thu hẹp, gây chứng xơ vữa động mạch. Nếu không điều trị, lớp mỡ này ngày càng dày lên và có thể làm tắc động mạch, hậu quả là lượng máu không đủ để nuôi các cơ quan, gây tổn thương các cơ quan này.

Mỡ máu cao có thể gây tăng huyết áp và bệnh mạch vành

Mỡ máu cao có thể gây tăng huyết áp và bệnh mạch vành

Tùy theo vùng mạch máu bị tổn thương mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau như: huyết áp cao hay gây tai biến mạch máu não, biến chứng liệt nửa người; thiếu máu đến nuôi cơ tim gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; thiếu máu hay tắc mạch ở chân gây dấu hiệu chân đi cách hồi (chân lạnh tím đau khi đi một đoạn, phải ngồi nghỉ mới bớt đau), hoại tử tím đen bàn chân, ngón chân tùy theo vị trí mạch bị tắc; viêm tụy cấp,…

Do đó,  để bảo vệ cơ thể và hạn chế tối đa những biến chứng mà bệnh gây ra thì bệnh nhân mỡ máu cao cần điều chỉnh chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập của mình và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có hướng điều trị kịp thời nếu mỡ máu không giảm.

Chế độ ăn và chế độ luyện tập cho bệnh nhân mắc mỡ máu cao

  • Chế độ ăn cho bệnh nhân mỡ máu cao

Thay đổi chế độ ăn uống chính là bước có tính chất quyết định đến hiệu quả điều trị chứng bệnh này. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân mỡ máu cao là bệnh nhân cần hạn chế tối đa lượng chất béo đưa vào cơ thể, ăn tăng cường rau xanh cũng như các loại trái cây tươi và bệnh nhân cũng cần có một chế độ luyện tập hợp lý.

Theo các Bác sĩ Sơn, chế độ ăn kiêng theo miền Địa trung hải “A Mediterranean-type diet” được cho là chế độ ăn kiêng tối ưu cho bệnh nhân mắc chứng bệnh này, đặc biệt sau khi bạn bị nhồi máu cơ tim do biến chứng của mớ máu cao. Theo chế độ ăn này, bệnh nhân mắc mỡ máu cao nên ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, “không ngày nào là không ăn hoa quả”. Không ăn bơ và cream, ăn dầu ôliu. Nên tăng cường sử dụng dầu cá có chứa acid béo ômêga-3 làm bởi chúng sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ bị đột tử, làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ cơ tim cũng như thành mạch đặc biệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim cấp.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân hạn chế biến chứng của bệnh

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân hạn chế biến chứng của bệnh

Đối với những bệnh nhân chỉ có tăng cholesterol máu thì chế độ ăn kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục… các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da… Hạn chế ăn trứng gà, vịt là chế độ ăn kiêng lý tưởng cho những bệnh nhân này.

Đối với những bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo tăng cholesterol máu thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, rượu và các đồ uống có chất cồn. Hạn chế các chất bột như bánh mì, cơm gạo… những thực phầm mà bệnh nhân nên dùng là đậu nành, các lọai rau quả tươi, cá, thịt nạc. Đối với bệnh nhân có tăng huyết áp kèm theo mỡ máu cao cần hạn chế tối đa chế độ ăn nhiều muối để kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng những thức uống chứa quá nhiều cồn như rượu, bia,…để bảo vệ thành mạch vốn đã bị tổn thương của mình.

  • Chế độ luyện tập cho bệnh nhân mỡ máu cao

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng là yếu tố quyết định rất lớn đến thành công của quá trình điều trị. Điều đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện là giảm cân, quá trình giảm cân sẽ giảm được sự rối loạn lipid máu trên bệnh nhân thừa cân và có lợi cho một số bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp… Việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành ở những bệnh nhân mỡ máu cao. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên luyện tập ở mức độ vừa phải, phù hợp với cường độ cũng như sức chịu đựng của bản thân, để giảm nguy cơ đột quỵ và hạ huyết áp trong quá trình luyện tập.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của Bác sĩ Chu Hòa Sơn, bác đã có thêm thông tin về chứng bệnh của mình cũng như đã biết cách tự chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới