Nhiều thanh niên Việt Nam bị loãng xương mà không biết?

Tâm lý chủ quan cộng với quan niệm sai lầm khi cho rằng bệnh loãng xương chỉ gặp ở người có tuổi khiến nhiều thanh niên có thể mắc bệnh lúc nào không hay.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo có rất nhiều trường hợp người trẻ tuổi vì làm việc quá sức và không chăm sóc sức khỏe xương khớp nên bị loãng xương ở mức độ nặng. Nếu không có cách khắc phục ngay thì bệnh loãng xương tuổi thanh niên sẽ đe dọa và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Nhiều thanh niên Việt Nam bị loãng xương mà không biết?

Nhiều thanh niên Việt Nam bị loãng xương mà không biết?

Thanh niên bị loãng xương vì những lý do ít ai ngờ

Là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong lối sống hiện đại và thiếu khoa học ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, bệnh loãng xương thực sự đã trở thành một trong những mối nguy đối với giới trẻ nước ta. Từ những nguyên nhân không ai ngờ tới, bạn có thể trở thành nạn nhân của bệnh loãng xương mà chính bạn cũng không ngờ tới. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, loãng xương vì ăn kiêng không đúng cách. Theo chuyên gia về bệnh này cho biết, sau khi thăm khám và thống kê thì có rất nhiều bệnh nhân ở độ tuổi khá trẻ vẫn có những dấu hiệu xương kém chắc khỏe và thành phần bị hao mòn dần, yếu hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân chính là việc có chế độ ăn kiêng quá nghiêm khắc khiến cơ thể thiếu chất để tạo xương cũng như củng cố hệ thống xương sao cho chắc khỏe hơn. Ông chia sẻ thêm: “Thường gặp nhất là tình trạng ăn thiếu đạm vì… sợ mập. Điều này cũng tác động đến tình trạng loãng xương. Có khá nhiều nữ bệnh nhân bị loãng xương cho biết họ đã duy trì chế độ ăn chỉ với rau, nước ép trái cây trong thời gian dài và tránh xa tuyệt đối những thực phẩm có đạm, mỡ…” . Vì thế, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân hay lấy lại vóc dáng thì nên cân nhắc cung cấp đủ các chất đạm bởi vì nếu cơ thể thiếu đi các chất protein thì việc định hình, kết dính trong quá trình tạo xương, còn canxi và khoáng chất như những viên gạch. Vì thế cân cân bằng và cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cũng như protein để xương được phát triển bình thường. Bên cạnh chế độ ăn thì bạn còn cần kết hợp chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thì mới giảm cân vừa tránh được nguy cơ bị bệnh loãng xương.

Nhiều người bị loãng xương vì chứng sợ nắng

Nhiều người bị loãng xương vì mắc hội chứng sợ nắng 

Bên cạnh đó việc ăn mặc quá kín hoặc không tiếp xúc với nắng cũng là một cách thể hiện bạn đang có nguy cơ bị bệnh loãng xương. Việc tổng hợp vitamin D rất quan trọng trong quá trình tạo xương nên chị em cần chú ý tiếp xúc với ánh nắng trước 10 giờ mỗi ngày để tốt cho xương, đảm bảo xương được phát triển bình thường.

Bệnh loãng xương ở thanh niên: Chớ nên chủ quan!

Lý giải về mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương ở tuổi thanh niên, nhiều chuyên gia về bệnh lý cho hay: Nếu không biết cách điều trị và khắc phục thói quen hằng ngày dẫn đến loãng xương thì bạn có thể mắc thêm một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh về xương khớp…Đây cũng chính là trường hợp của nhiều bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng có di chứng để lại nặng nề đến suốt đời.

Một số bệnh lý tiềm ẩn sau bệnh loãng xương tuổi thanh niên là gãy xương, viêm xương vì quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra song song với nhau khiến bạn thực sự cảm thấy rất mệt mỏi. Cụ thể trẻ em sẽ có một quá trình tạo xương mạnh mẽ hơn hủy xương so với người lớn. Vì thế mà ở độ tuổi phát triển chiều cao trẻ em lớn nhanh và chiều cao thay đổi dần dần. Sau đó với người lớn dần dần quá trình hủy xương nhiều hơn tạo xương dẫn đến bệnh loãng xương phổ biến hơn ở người có tuổi vì quá trình tạo xương chậm dần. Nhất là phụ nữ trên 40 tuổi vì  họ sẽ có sự chuyển hóa canxi, tạo xương còn liên quan đến hormone sinh dục. Còn ở thanh niên khi bị loãng xương thì đó là một dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý khác. Có một số bệnh lý khác có thể khiến bạn bị loãng xương như các bệnh lý nội khoa khác: Bệnh lý tuyến giáp (bướu giáp), tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận; chứng suy thận mãn; các bệnh về khớp; các bệnh liên quan đến nội tiết như suy giảm nội tiết tố sinh dục, tiểu đường; cơ thể kém hấp thu canxi…

Bệnh loãng xương ở thành niên: Chớ nên chủ quan!

Bệnh loãng xương ở thành niên: Chớ nên chủ quan!

Vì thế, người trẻ tuổi cũng nên cẩn thận trước nguy cơ bị loãng xương bằng cách bổ sung các chất, thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, thăm khám và điều trị ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới