Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu không chỉ là một bài thuốc kinh nghiệm được truyền miệng trong dân gian mà còn được nhiều các bác sĩ Đông y công nhận vì mức độ hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng phương pháp điều trị từ cây ngải cứu vẫn được nhiều người tin tưởng và sử dụng bởi hiệu quả cao, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ.

Công dụng của ngải cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng của ngải cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng của ngải cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là một loại cây lâu năm, dễ trồng, thuộc họ Cúc. Lá cây mọc so le, mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông nhung có màu trắng. Cây ngải cứu còn có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Theo nghiên cứu trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, các flavonoid, giàu acid amin. Thực tế, loại thảo dược này có vị rất đắng nhưng mùi thơm dễ chịu, tính ấm như gừng. Vì vậy cây ngải cứu được xem như một vị thuốc và được sử dụng lâu đời trong Đông y để cầm máu, giảm đau nhức, sát trùng, điều hòa khí huyết, trị đau bụng lạnh, lợi tiểu.

Theo các nhà nghiên cứu thì các acid amin adenine, cholin trong ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp, thần kinh như đau đầu, đau thần kinh tọa, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên để việc sử dụng có hiệu quả thì bệnh nhân cũng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng để tránh có những biến chứng hay tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây ngải cứu

Cây ngải cứu dễ phát triển và có tác dụng chữa nhiều bệnh nên có rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây thảo dược này.  Một số bài thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh  thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu cho đến nay vẫn còn được nhiều người sử dụng, bởi tính hiệu quả của nó.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và mật ong

Mật ong nổi tiếng là một “thần dược” có nhiều công dụng chữa bệnh không thua kém gì cây ngải cứu, khi kết hợp 2 thành phẩm này với nhau thì các cơ gặp vấn đề sẽ được xoa dịu đáng kể. Vì thế bạn có thể chuẩn bị bài thuốc này với nguyên liệu: 300g lá ngải cứu, 2-3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất

Cách làm: Lấy ngải cứu rửa sạch, bỏ phần hư, già và giã nhuyễn. Tiếp tục dùng khăn mỏng hoặc ray lọc lấy nước cốt. Cho mật ong nguyên chất vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều. Uống 1 ly nhỏ vào mỗi buổi trưa và chiều. Bệnh nhân nên kiên trì thực hiện từ 2-3 tuần, các cơn đau ở vùng bị thoát vị đĩa đệm sẽ giảm đáng kể.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và muối hạt

Bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối hạt là bài thuốc khá phổ biến vì đơn giản và đạt hiệu quả cao. Muối hạt có tính sát trùng cao, khi làm nóng lên, muối hạt có thể giảm sưng, trị đau. Bạn có thể chuẩn bị bài thuốc này với nguyên liệu: 300g ngải cứu, 1 muỗng canh muối nguyên hạt.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây ngải cứu

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây ngải cứu

Cách làm: Rửa sạch ngải cứu, ngắt phần già và để ráo. Chuẩn bị chảo nóng, đổ muối hạt vào rang cho nóng rồi cho hết ngải cứu vào. Rang cho đến khi ngải cứu nóng lên và xoắn lại. Cho tất cả vào vải mùng, bọc chặt lại. Đắp lên vùng bị đau nhức khi thuốc còn nóng mới có tác dụng. Duy trì thực hiện từ 2-3 lần/ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và dấm gạo

Dấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có nồng độ acid acetic cao nên chúng rất có lợi cho sức khỏe, kích thích sự lưu thông máu và phòng xơ cứng động mạch. Ngải cứu và dấm gạo là một bài thuốc rất dễ thực hiện, nguyên liệu có ở quanh nhà. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này bằng cách chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 200ml dấm gạo.

Cách làm: Ngải cứu đem rửa sạch, nhặt bỏ phần cọng già, sau đó dùng chày giã nát ngải cứu. Cho ngải cứu đã giã vào nồi, đổ dấm gạo vào. Tiếp đến đun nóng hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến khi đặc sệt lại. Dùng khăn mỏng bọc hỗn hợp lại, nhẹ nhàng xoa lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Ấn nhẹ khoảng 10 phút. Khi hỗn hợp đã nguội thì đun nóng, chườm lại lần nữa. Thực hiện mỗi ngày, các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Ngoài các bài thuốc trên thì còn rất nhiều các bài thuốc chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu, tuy nhiên những cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không hoàn toàn thay thế được thuốc chữa bệnh. Mặt khác, dùng ngải cứu với số lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ gây một số tác dụng không mong muốn, tùy theo thể trạng mỗi người. Những người bị viêm gan, phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột cấp tính tốt nhất không dùng ngải cứu.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới