Theo những tin tức mới nhất mà chúng tôi nhận được, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ tiếp nhận thai phụ Phan Thị Khánh (29 tuổi, ngụ Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đau quặn bụng, qua chẩn đoán Bác sĩ phát hiện thai phụ mắc bệnh Đái tháo đường thai kỳ và bị nhiễm toan chuyển hóa nặng.
- Phòng ngừa 80% nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nếu bạn nhai chậm lại!
- Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đang tự “giết nhau” vì điều trị sai cách
- “Đái tháo đường thai kỳ” Mối hiểm họa của mẹ bầu và thai nhi
Bệnh Đái tháo đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm đối với bà bầu
Suýt mất cả mẹ lẫn con chỉ vì Đái tháo đường thai kỳ
Các Bác sĩ tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ xác nhận thai phụ mang thai lần 2 thai lưu ở tuần 30, có vết mổ đẻ cũ, bên cạnh đó thực hiện Xét nghiệm sinh hóa máu thì thấy mức đường huyết của bệnh nhân lên đến 50,9 mmol/L (tương đương 900 mg/dL) – gấp 9 lần so với giá trị bình thường, máu nhiễm toan chuyển hóa nặng, rối loạn điện giải dẫn đến tình trạng hôn mê, lơ mơ.
Xác định được tình trạng nguy kịch của thai phụ, Ê-kíp đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tích cho bệnh nhân, hội chẩn nội viện, hội chẩn liên viện để đưa ra phương án điều trị kịp thời cho người bệnh. Ngay sau đó, bệnh nhân được sử dụng tích cực insulin liên tục, bù dịch và điện giải, chống toan máu cân bằng lại rối loạn chuyển hóa, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm và khởi phát chuyển dạ bằng Sonde foley để đình chỉ quá trình thai nghén.
Sau 24 tiếng tích cực điều trị, đường huyết của bệnh nhân đã giảm từ 900 mg/dL xuống còn 168 mg/dL, tình trạng toan máu được kiểm soát và sinh thường ra 01 thai lưu. Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, không còn hôn mê, ăn uống bình thường và mức đường huyết đã được kiểm soát.
Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị lưu thai
Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ được các chuyên gia Y tế định nghĩa là tình trạng mức đường huyết trong máu tăng cao hơn mức bình thường và vấn đề này chỉ xảy ra trong quá trình mang thai nên được gọi là Đái tháo đường thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm này, nhưng nguyên nhân chủ yếu được xác định là do thay đổi nội tiết tố cũng như các Hormone trong cơ thể thai phụ.
Bình thường insulin được tuyến tụy sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Nhưng khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn chuyển hóa và hấp thu đường máu tăng cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở những thai phụ thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường…
Thai phụ cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường của bệnh
Bệnh Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai… Nguy cơ đối với thai nhi cũng rất nhiều, điển hình như nguy cơ sảy thai, thai bị dị tật,…
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ có thể gặp những biến chứng rất nặng nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để hạn chế những biến chứng này thai phụ nên đi khám sức khỏe định kỳ, theo dõi thai định kỳ tại bệnh viện chuyên khoa để được các Bác sĩ sản khoa tư vấn và điều trị kịp thời nếu xuất hiện Đái tháo đường thai kỳ. Đồng thời, việc tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ là đặc biệt quan trọng.
Bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo, tất cả các phụ nữ có thai từ tuần 24 đến tuần 28 đều nên thực hiện xét nghiệm đường huyết hay còn gọi là Xét nghiệm dung nạp đường glucose để tầm soát bệnh. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net