Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định,Gout là một trong những căn bệnh chuyển hóa phổ biến, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
- Bệnh Gout: Không chỉ là bệnh dành cho con nhà giàu
- Lời khuyên “Vàng” về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh Gout
- 5 Nguyên nhân gây bệnh Gout mà ai cũng cần phải biết
Vai trò của Xét nghiệm Acid Uric đối với bệnh nhân mắc bệnh Gout
Acid Uric là gì?
Xét nghiệm đặc trưng để chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc bệnh Gout chính là Xét nghiệm nồng độ Acid Uric trong máu của bệnh nhân. Acid Uric được hình thành do sự phân hủy các tế bào trong cơ thể và từ thức ăn, hầu hết Acid Uric được chuyển hóa qua thận và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Thông thường thì nồng độ Acid Uric trong máu của bệnh nhân tương đối ổn định, tuy nhiên nếu Acid Uric trong máu được sản sinh ra quá nhiều cộng với chức năng của thận suy giảm sẽ gây tăng acid uric trong máu. Nếu nồng độ này tăng cao sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là bệnh Gout. Vì thế đối với những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Gout thì cần tiến hành Xét nghiệm xác định nồng độ Acid Uric trong máu để tầm soát bệnh.
Khi nồng độ Acid Uric tăng cao và kéo dài trong máu sẽ dẫn tới một dạng viêm khớp đó là Gout. Tinh thể Acid Uric lắng đọng ở trong và xung quanh các khớp sẽ dẫn đến hậu quả khiến các khớp sưng, viêm và đau khớp, lắng đọng bên dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo nên sỏi thận và gây suy thận khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.
Bệnh Gout là căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm
Khi nào cần xét nghiệm nồng độ Acid Uric trong máu?
Những trường hợp nên làm xét nghiệm nồng độ Acid Uric trong máu bao gồm các trường hợp sau:
- Chẩn đoán bệnh Gout
- Đánh giá tác dụng của những thuốc điều trị hạ Acid Uric máu trên người bệnh đang sử dụng những thuốc này.
- Nghi ngờ sỏi thận urat
- Kiểm tra nồng độ Acid Uric trên bệnh nhân ung thư, điều trị liệu pháp hóa học trị liệu hay phóng xạ, điều trị bệnh ung thư gây chết tế bào và làm tăng Acid Uric máu.
Nồng độ Acid Uric máu bao nhiêu là bình thường?
- Nam giới 3.4–7.0 mg/dL hoặc 200–420 mcmol/L
- Nữ giới 2.4–6.0 mg/dL hoặc 140–360 mcmol/L
- Trẻ em 2.5–5.5 mg/dL hoặc 120–330 mcmol/L
Đây là nồng độ Acid Uric máu bình thường trong cơ thể của bạn. Nồng độ Acid Uric cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, tập thể dục, ảnh hưởng của một số bệnh khác, suy giảm thận …
Vai trò của Xét nghiệm Acid Uric đối với bệnh nhân mắc bệnh Gout
Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc bệnh Gout, khi khám tại các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp, Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng cũng như chỉ định làm Xét nghiệm nồng độ Acid Uric cũng như các Xét nghiệm máu khác cho bạn. Trong điều trị bệnh Gout, bệnh nhân cần được xét nghiệm nồng độ Acid Uric thường xuyên để xác định được hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm Acid Uric là một trong những Xét nghiệm vô cùng quan trọng
Trong cơ thể Acid Uric là sản phẩm cuối cùng của việc chuyển hóa chất dinh dưỡng, nó chủ yếu được đào thải qua nước tiểu. Khi nồng độ Acid Uric trong máu tăng ở mức khoảng 7 – 9mg/dl được gọi là chứng tăng nồng độ Acid Uric máu không dấu hiệu. Lúc này bệnh nhân chỉ cần chú ý kiểm soát và thực hiện chế độ ăn phù hợp là chứng tăng nồng độ Acid Uric máu sẽ hết. Khi nồng độ Acid Uric máu trên 9mg/dl, sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat đọng lại trong sụn, khớp, gây đau đớn có khi dữ dội ở các khớp gọi là những cơn Gout cấp, khi đó cần điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ Acid Uric theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng qua thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thêm thông tin và hiểu được vai trò của Xét nghiệm nồng độ Acid Uric trong máu của mình.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net