Lời khuyên “Vàng” về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là một trong những biện pháp điều trị bệnh hữu hiệu cho bệnh nhân mắc bệnh Gout, vậy chế độ dinh dưỡng đó như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Nguyễn Công Định hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có đến 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh Gout, bệnh Gout cũng thường xuất hiện ở những người thừa cân, béo phì,…

chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Bệnh Gout là căn bệnh như thế nào?

Bệnh Gout còn gọi là bệnh thống phong là một trong những căn bệnh chuyển hóa phổ biến của cơ thể, đây cũng được coi là một dạng của viêm khớp. Bệnh Gout đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan đặc biệt là các khớp, chúng làm tăng acid uric máu trong thời gian dài. Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường xuất hiện những cơn đau cấp tính hay mãn tính.

Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường có biểu hiện Viêm khớp và cạnh khớp (biểu hiện bằng những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính), xuất hiện tình trạng lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là hạt tophi, những hạt tophi này có thể lắng đọng ở thận gây bệnh thận do Gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn),…Bệnh nhân mắc bệnh Gout lâu năm có thể xuất hiện các biểu hiện biến dạng các khớp ở bàn tay, bàn chân,…

Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này

Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này

Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Bác sĩ Nguyễn Công Định cho biết nguyên tắc để điều trị cơ bản trong điều trị bệnh Gout tập trung vào việc hạn chế nồng độ acid uric máu của bệnh nhân. Để thực hiện được nguyên tắc này, Bác sĩ có thể áp dụng thực hiện những biện pháp sau cho bệnh nhân:

Điều trị bằng thuốc nhằm giảm đau cũng như giảm nồng độ acid uric máu. Một số loại thuốc cơ bản thường được sử dụng trên lâm sàng như thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric) – Thuốc chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát. Thuốc có tác dụng tăng cường đào thải axit uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran). Để giảm đau trong những đợt cấp của bệnh, Bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc colchincin.

Chế độ ăn khoa học cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả chứng bệnh này: Chế độ ăn khoa học vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn Gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng giảm đau trong cơn Gout cấp hoặc đợt cấp của Gout mạn.

Bệnh nhân mắc bệnh Gout nên hạn chế ăn những thực phẩm có quá nhiều đạm

Bệnh nhân mắc bệnh Gout nên hạn chế ăn những thực phẩm có quá nhiều đạm

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Theo Điều dưỡng Ngô Phương Lâm hiện đang giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh nhân mắc bệnh Gout cần có chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout hợp lý: Bệnh nhân nên sử dụng thức ăn chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Bệnh nhân cũng nên hạn chế những thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh Gout không được sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu. Bệnh nhân mắc bệnh Gout cũng nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, đặc biệt những bệnh nhân thừa cân béo phì cũng không nên giảm cân quá nhanh, quá đột ngột để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân.

Bệnh nhân mắc bệnh Gout cũng nên tăng cường sử dụng những biện pháp tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..) vì những thức ăn này có nguy cơ khiến cho quá trình thanh thải axit uric giảm đi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh Gout không nên sử dụng những nhóm thực phẩm sau:

  • Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.
  • Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng acid máu.
  • Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, , cá hộp, thịt hộp.
  • Không ăn chế phẩm có cacao, sôcola.
  • Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải (ăn hạn chế – nhóm 2): thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout cũng như những biện pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới