Tổng quan về bệnh Gout: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh Gout là một trong những căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến, chúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh Gout là một bệnh trong nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện những cơn đau, sưng khớp. Điểm khác biệt của những cơn đau này  là bệnh nhân cảm thấy đau nhức, sưng, đỏ và nóng cũng như các khớp trở nên khó cử động. Nếu bệnh Gout không được điều trị kịp thời, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây tổn thương khớp, gân, và các mô khác bao quanh khớp đó. Bệnh Gout gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.

Bệnh Gout là bệnh chuyển hóa rất nhiều người mắc hiện nay

 Nguyên nhân gây bệnh Gout

Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường có nồng độ axit uric trong máu tăng cao trên 420 μmol/L (ở nam) hay 380 μmol/L ( đối với nữ giới). Khi nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao, cao hơn nhiều so với mức lọc của cầu thận khiến những chúng bị kết tủa thành các tinh thể (dài hình kim, đầu nhọn) tích tụ trong các xương đặc biệt trong các ổ khớp khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, những yếu tố này cụ thể như sau :

  • Độ tuổi và giới tính: Nam giới thường mắc bệnh Gout nhiều hơn phụ nữ do nm giới sản xuất axit uric nhiều hơn, tuy nhiên nồng độ axit uric của phụ nữ sẽ tăng sau độ tuổi mãn kinh làm cho nguy cơ mắc bệnh Gout của họ cũng theo đó mà tăng lên.
  • Yếu tố di truyền
  • Lối sống không lành mạnh: Bạn sử dụng quá nhiều rượu hay bia khiến cho quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine cũng làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Cân nặng: Tình trạng thừa cân làm tăng nguy cơ tăng axit uric máu và tăng nguy cơ bị Gout.
  • Các vấn đề sức khoẻ khác: Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên khi bạn mắc một số bệnh như suy thận, viêm đài bể thận,…

Đau nhiều ở các khớp là dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Dấu hiệu thường gặp của bệnh Gout

Bệnh nhân mắc bệnh Gout thường có các dấu hiệu đặc trưng bao gồm: nóng, đau, sưng và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái. Dấu hiệu này được các chuyên gia gọi là podagra. Bệnh nhân thường đau nhiều về đêm, đau đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng đau không chịu nổi. Những cơn đau tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm dần trong khoảng 2-7 ngày sau đó. Khi cơn đau do gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc da và ngứa.

Ngoài ra, người bệnh mắc bệnh Gout còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau vùng da này thường có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân Sốt cao trong đợt cấp của bệnh.
  • Cử động khớp hạn chế, nhất là vào buổi sáng.
  • Bệnh nhân mắc Gout còn có thể xuất hiện các u cục ở bàn tay, khuỷu tay, hay tai.

Phương pháp điều trị bệnh Gout

Đa số những bệnh nhân mắc bệnh Gout thường được điều trị bằng thuốc, những thuốc này chủ yếu có tác dụng hạn chế những cơn đau và hạn chế tối đa những nguy cơ biến chứng bệnh Gout gây ra như nổi cục tophi, sỏi thận, suy thận, các bệnh về tim mạch.

Bệnh nhân mắc Gout nên hạn chế những thực phẩm có quá nhiều chất đạm

Đối với những cơn đau do Gout cấp thường được điều trị bằng thuốc kháng viêm (NSAID) hoặc corticosteroids dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Nhóm thuốc NSAIDs giúp bạn giảm đi các dấu hiệu viêm do lắng đọng axit uric lắng đọng, tuy nhiên thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày hoặc không tốt cho thận.

Corticosteroids cũng là một trong những nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh Gout, đây là một hormoner có tác dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Loai corticosteroid thường dùng nhất trong điều trị bệnh Gout là prednisone.

Nếu cả 2 nhóm thuốc đều không giúp bạn giảm đi những dấu hiệu của bệnh thì Bác sĩ sẽ khuyên bạn uống colchicine – đây là thuốc đặc trị để điều trị những cơn Gout cấp tấn công. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Gout có thể sử dụng cả allopurinol trong giai đoạn Gout mãn tính để hạn chế tối đa việc sản xuất axit uric trong cơ thể, tăng cường chức năng thải độc để đào thải axit uric tốt hơn.

Người bị bệnh Gout nên sử dụng nhiều nước, từ 2-4 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải axit uric trong máu và hạn chế tình trạng lắng đọng vào các khớp, ngoài ra bệnh nhân cũng nên hạn chế uống rượu bia, duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải cũng như hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purine để đảm bảo nồng độ axit uric không tăng quá cao.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh Gout, hiểu được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Ngọc Mai – Benhcoxuongkhop.net

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới