Việc phát hiện bệnh sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị được suôn sẻ hơn. Hiện nay, có hai cách cơ bản giúp chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp. Đó chính là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.
- Khi mắc bệnh thoái hóa có nên tiêm chất nhờn vào khớp hay không?
- Nên điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng Đông y hay Tây y?
- Bật mí cách chữa bệnh thoái hóa khớp bằng các bài thuốc dân gian dễ tìm
Chẩn đoán lâm sàng bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán lâm sàng bệnh thoái hóa khớp
Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng là cách đơn giản nhất trong việc chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp. Mọi người có thể hiểu chẩn đoán lâm sàng chính là cách phát hiện bệnh dựa vào sự quan sát và nhận thấy những biểu hiện khác thường trên cơ thể. Để có thể chẩn đoán được bệnh thoái hóa khớp mọi người cần dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như:
- Tình trạng đau khớp: Khi bị thoái hóa khớp thì đau khớp là hiện tượng không thể tránh khỏi. Cường độ đau nhức thường liên quan đến quá trình vận động. Thường thì đau âm ỉ và có xu hướng tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Cơn đau thường diễn biến theo từng đợt, hết đợt này có thể tái phát đợt khác.
- Hiện tượng sưng khớp: Các khớp bị tổn thương có thể sưng đỏ lên khi người bệnh vận động nhiều. Hiện tượng này là do tràn dịch khớp gây nên các phản ứng viêm tại màng hoạt dịch, hay do các cơ và dây thần kinh quanh khớp bị chèn ép.
- Khớp phát ra tiếng khi vận động: Thường thì thoái hóa khớp sẽ luôn kèm theo tình trạng khô dịch khớp. Điều này sẽ khiến cho sụn khớp không được bôi trơn, các đầu xương ma sát mạnh vào nhau khi vận động. Nếu để ý người bệnh sẽ thấy các khớp phát ra tiếng lạo xạo nếu vận động mạnh hay quá nhiều.
Ngoài ra, người mắc bệnh có thể cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy. Bên cạnh đó còn có thể sờ và cảm giác thấy có các chồi xương nhô lên ở quanh khớp. Nếu bệnh kéo dài còn có thể gặp tình trạng biến dạng khớp…Do đó dựa vào các triệu chứng trên các bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp có thể chuẩn đoán được phần nào của căn bệnh, tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất tương đối, để có thể chuẩn đoán chính xác hơn thì bệnh nhân cần dựa vào việc chẩn đoán cận lâm sàng.
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh thoái hóa khớp
Khác với phương pháp chuẩn đoán lâm sàng, phương pháp chuẩn đoán cận lâm sàng chính là phương pháp phát hiện bệnh thông qua một số xét nghiệm cần thiết. Để có thể xác định chính xác bạn đang sống chung với bệnh thoái hóa khớp hay không, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ chỉ định việc tiến hành một số xét nghiệm như sau:
Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ là phương pháp có thể giúp quan sát hình ảnh của khớp một cách đầy đủ nhất ở trong không gian ba chiều. Điều này không chỉ phát hiện được tổn thương xảy ra ở sụn khớp mà những tổn thương tại dây chằng hay màng hoạt dịch cũng dễ dàng được nhìn thấy.
Chụp X-quang: Đối với bệnh thoái hóa khớp hay bệnh thoát vị đĩa đệm các bác sĩ sẽ thường chỉ định bạn chụp X-quang ở vị trí khớp đang bị tổn thương hay các khớp có nguy cơ thoái hóa cao như khớp gối, khớp háng… Theo đó, hình ảnh X-quang được ghi lại sẽ giúp bác sĩ có thể nhìn thấy được các tổn thương ở khớp và dựa vào đó có thể chẩn đoán tình trạng bệnh tốt hơn.
Nội soi khớp: Nội soi khớp là phương pháp kỹ thuật cho phép các bác sĩ quan sát được ổ khớp một cách trực tiếp. Điều này cho phép đánh giá chính xác về tình trạng, mức độ cũng như phạm vi của các tổn thương mà chỉ dựa vào hình ảnh X-quang không thể phát hiện được.
Siêu âm khớp: Đây là kỹ thuật có thể giúp đánh giá được tình trạng gai xương, hẹp khe khớp hay tràn dịch khớp. Ngoài ra còn có thể đo được độ dày của sụn khớp, phát hiện được các mảnh sụn bị thoái hóa có bị bong vào trong ổ khớp hay không.
Bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị
Ngoài ra, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp, ngoài các xét nghiệm nói trên, người bệnh có thể phải trải qua một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa hay xét nghiệm dịch khớp…để đánh gia tình trạng bệnh một cách xác thực nhất. Vì thế khi có dấu hiệu mắc bệnh thì bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và nghe sự tư vấn tốt nhất từ các bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net