Suy nhược cơ thể nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho người bệnh suy nhược cơ thể để cơ thể khỏe mạnh, bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở những người lao động nặng nhọc, công việc căng thẳng, áp lực công việc, ít vận động, … dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Vì thế để khắc phục tình trạng trên người bệnh cần có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và điều độ.

 Suy nhược cơ thể nên và không nên ăn gì?

Suy nhược cơ thể nên và không nên ăn gì?

Bị suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Theo như các Điều dưỡng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có một số món ăn bài thuốc mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và tình trạng bệnh có những tiến hiệu tốt. Cụ thể như sau:

Món cháo củ cải tốt cho người suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: củ cải 100g, gạo tẻ 50g.

Cách thực hiện: củ cải gọt vỏ, thái nhỏ và nấu cháo như bình thường. Món ăn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng khí huyết rất thích hợp cho các trường hợp bị suy nhược cơ thể có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu và làm tăng khả năng đào thải các chất dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó những người bị bệnh sỏi thận, sạn thận cũng nên bổ sung món ăn này cũng rất tốt.

Món cháo bột hạt súng tốt cho người suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: hạt súng 100g, gạo tẻ 50g.

Cách thực hiện: bạn nấu cháo ăn như bình thường và ăn món cháo này thường xuyên trong nhiều ngày sẽ có tác dụng bổ tỳ, bổ thận tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể có các biểu hiện như đại tiện lỏng, ăn uống kém, nam giới bị di tinh mộng tinh, tiểu tiện không tự chủ, nữ giới bị khí hư.

Chè long nhãn tốt cho người suy nhược cơ thể

Chè long nhãn tốt cho người suy nhược cơ thể

Món chè long nhãn tốt cho người suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: long nhãn 50g, hạt sen 30g, táo đỏ 20g.

Cách thực hiện: rửa sạch long nhãn, táo đỏ và hạt sen. Ngâm hạt sen vài tiếng, long nhãn ngâm khoảng 30 phút vớt ra để ráo. Sau đó đem nấu hạt sen mềm cho táo đỏ vào, đun thêm cho hạt sen thật mềm thì cho đường phèn vào khuấy đều nấu cho đến khi hạt sen và táo đỏ ngầm đường thì cho long nhãn vào khi nào nước sôi thì tắt bếp. món ăn bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết, giúp an thần, tăng cường sức khỏe giúp bạn ăn ngủ tốt hơn, nhất là có thể chữa bệnh mất ngủ nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể hiệu quả.

Món cháo lươn tốt cho người suy nhược cơ thể

Cháo lươn là món ăn rất bổ dưỡng, rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể rất phổ biến trong dân gian có công dụng bổ khí huyết, trừ phong thấp, lành mạnh gân cốt,… Món ăn rất phù hợp cho người bệnh mới ốm dậy, phong thấp, bệnh táo bón, phụ nữ bị huyết trắng, người tiêu hóa kém.

Ngoài những món ăn được kể trên người bệnh suy nhược cơ thể cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như: đậu nành, đậu đỏ, hà lan, bí đỏ, hành lá, cà rốt, rau mùi,..rất tốt để cải thiện tình trạng bệnh suy nhược cơ thểbệnh lý nội khoa khác.

Bị suy nhược cơ thể không nên ăn gì?

Bị suy nhược cơ thể không nên ăn gì?

Bị suy nhược cơ thể không nên ăn gì?

Theo Y học Cổ truyền, suy nhược cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, được chia thành 4 dạng gồm: dương hư, âm hư, huyết hư và khí hư. Tùy theo từng trường hợp tình trạng bệnh thì có chế độ kiêng kị phù hợp để tình trạng bệnh suy nhược cơ thể không xấu hơn. Cụ thể người bệnh suy nhược cơ thể không nên ăn thực phẩm gì?

Trường hợp người bệnh suy nhược cơ thể ở dạng khí hư, dương hư nên kiêng ăn các loại thực phẩm có tính lạnh. Người có hư hàn thì nên dùng ba ba, ngao sò, hải sâm, mộc nhĩ, bách hợp,… là những thứ lạnh hoạt tràng. Dương hư có lãnh, tì vị bị suy yếu vào mùa đông nếu ăn cùng, thịt hồ đào,… dễ dẫn đến bị sổ tả không cầm. Vì vậy, những thực phẩm như: sữa dê, sữa bò, thịt chó,… cũng nên cẩn thận trong khi ăn.

Trường hợp người bệnh suy nhược cơ thể do huyết hư, âm hư nên kiêng ăn các loại thực phẩm có tính nóng như thịt chó, thịt dê, hồ đào, nhãn. Đặc biệt vào mùa đông, người bệnh không nên ăn lẩu dê vì sẽ càng gây nóng, sinh nhiệt và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới