Đường huyết sau ăn tăng quá cao hay bệnh nhân bị hạ đường huyết quá mức chính là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân cần phải tránh được.
- 4 nguyên tắc cơ bản giúp người bị bệnh đái tháo đường tránh bị suy thận
- Bác sĩ hướng dẫn phụ nữ mang thai kiểm tra đái tháo đường thai kỳ
- Những người thường xuyên Stress có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
“Kiểm soát đường huyết” Yếu tố sống còn đối với bệnh nhân tiểu đường
Tăng đường huyết sau ăn rất dễ gây biến chứng
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định việc kiểm soát đường huyết chính là yếu tố sống còn đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số HbA1c là chỉ số chứng minh sự tương quan thuận với nồng độ glucose huyết tương trung bình trong vòng 6 đến 12 tuần trước đó. Vì vậy bằng cách định lượng HbA1c thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2-4 tháng trước đó của bệnh nhân, cho phép đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường cần biết.
Hậu quả nghiêm trọng mà việc tăng đường huyết sau ăn gây ra chính là việc tăng tăng lipid máu sau ăn, khiến nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch tăng cao. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng đường huyết sau ăn sẽ là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, mạch máu não, động mạch ngoại vi) và biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh). Do đó, việc kiểm soát đường huyết trước và sau ăn giúp giảm tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết sau ăn rất dễ gây biến chứng
Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng đường huyết
Hạ đường huyết quá mức là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc phải, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được coi là hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dl. Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết như thuốc điều trị tiểu đường, rối loạn nội tiết (thiếu hụt tuyến thượng thận), do chế độ ăn, tập luyện quá mức, … Các biểu hiện của hạ đường huyết thường xảy ra âm thầm hoặc biểu hiện đột ngột khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê.
Hạ đường huyết thường gặp nhất ở những bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều hoặc không tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, hạ đường huyết thường diễn ra từ từ nên bệnh nhân không cảm nhận được đường huyết của mình giảm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đặc biệt là hôn mê và tử vong trong lúc ngủ mà không thấy rõ các biểu hiện khác.
Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng đường huyết
Làm thế nào để ổn định được mức đường huyết?
Để hạn chế được những biến chứng trên thì việc kiểm soát tốt đường huyết chính là yếu tố tiên quyết mà bệnh nhân tiểu đường cần làm được. Để kiểm soát tăng đường huyết sau ăn, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp, không nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, bánh ngọt, nước có ga… Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kĩ để đường hấp thu vào máu một cách từ từ. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… điều này giúp bệnh nhân giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
Để hạn chế được tình trạng hạ đường huyết quá mức sau ăn, Điều dưỡng Phạm Phương Lâm giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra thường xuyên và bệnh nhân cũng nên chuẩn bị một số thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa như nước trái cây, 1 muỗng canh mật ong, 4 – 5 bánh mặn, 3 – 4 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh đường,…để sử dụng ngay khi có biểu hiện của hạ đường huyết.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã hiểu hơn và biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net