Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, Bệnh Gout vốn được coi là “bệnh nhà giàu”, trước đây độ tuổi mắc bệnh thường trên 50 tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này càng trở nên thường gặp ở những người trẻ, thậm chí có rất nhiều trường hợp 30 tuổi đã mắc bệnh.
- Vai trò của Xét nghiệm Acid Uric đối với bệnh nhân mắc bệnh Gout
- Bệnh Gout: Không chỉ là bệnh dành cho con nhà giàu
- Lời khuyên “Vàng” về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh Gout
“30 tuổi đã mắc bệnh Gout” Mối hiểm họa không của riêng ai
Căn bệnh nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, Bệnh Gout là một trong những bệnh chuyển hóa phổ biến nhất, độ tuổi mắc bệnh Gout ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt người có độ tuổi 30 – 40 tuổi đến khám vì mắc bệnh Gout ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân mắc bệnh Gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh và cho rằng bệnh Gout không nguy hiểm như các căn bệnh chuyển hóa khác như bệnh tim mạch, bệnh Đái tháo đường, tăng huyết áp… nên không tuân thủ chỉ định điều trị của Bác sĩ chuyên khoa.
Điều dưỡng viên Ngô Phương Lâm hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội -Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Gout nhưng không tuân thủ điều trị cũng như chỉ định của Bác sĩ, tự ý sử dụng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Anh C.T.T. (39 tuổi, quê An Giang) được Bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh Gout cần được điều trị dài ngày nhưng vì nghĩ mình không mắc căn “bệnh nhà giàu” nên anh không tuân thủ điều trị và tự ý sử dụng thuốc lá. Cách đây 1 tuần, anh T. đến bệnh viện khám với các triệu chứng sưng đau khớp và nóng đỏ cổ chân, ngón cái chân phải và khớp gối 2 bên, không đi lại được. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh Gout của anh đã tiến triển giai đoạn nặng do nhiều khớp đã biến dạng kèm theo biến chứng của việc lạm dụng thuốc có chứa corticoids như kiểu hình cushing, bầm máu tay chân, suy thận, loãng xương với chỉ số loãng xương T-score là -4/-3.2.
Trường hợp của anh N.H.M (34 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cũng tương tự, chỉ vì không tuân thủ điều trị khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng và biến dạng các khớp nhiều hơn kèm theo các biểu hiện của suy thận cấp và tổn thương gan do sử dụng thuốc không đúng.
Sử dụng thuốc không đúng khiến bệnh nhân mắc nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh nhân mắc bệnh Gout cần được điều trị suốt đời
Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết thêm, dấu hiệu đặc trưng của bệnh Gout chính là biểu hiện khởi phát đột ngột các cơn đau, bệnh nhân có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, làm hạn chế vận động. Bệnh Gout thường làm tổn thương nhiều đến các khớp ở chi dưới của người bệnh, đặc biệt là các khớp bàn ngón chân.
Khi bệnh Gout tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có biểu hiện sưng nóng nhiều hơn, hoặc tiến triển mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc dẫn đến đau và cứng khớp, hình thành hạt tophi ở khớp, thậm chí bệnh nhân còn bị biến chứng bệnh thận do mắc Gout.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn nhấn mạnh, Bệnh Gout là một bệnh MÃN TÍNH, bệnh nhân cần sử dụng thuốc thường xuyên và suốt đời để hạn chế tối đa những biến chứng mà bệnh mang lại. Nếu bệnh nhân mắc bệnh Gout không được điều trị kịp thời có thể bị biến dạng xương khớp, giảm chức năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi những hạt tophi bị vỡ, nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao và gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài ra, bệnh Gout còn gây nhiều biến chứng đến thận một số biến chứng điển hình như, suy thận. Ngoài ra, bệnh cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc giảm đau một cách bừa bãi của một số lượng lớn bệnh nhân mắc bệnh Gout sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân hạn chế được những biến chứng của bệnh
Làm sao để điều trị triệt để bệnh Gout?
Để có thể điều trị bệnh Gout thì tâm lý chính là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Khi người bệnh được chẩn đoán mắc Gout nên có thái độ bình tĩnh đối mặt và chấp nhận với việc điều trị lâu dài. Bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định điều trị do bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp đã đề ra thì việc “sống chung với Gout” sẽ diễn ra an toàn và tốt đẹp.
Điều quan trọng không kém chính là bệnh nhân mắc bệnh Gout cần có lối sống lành mạnh, giảm cân, tập thể dục điều đặn, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như nội tạng động vật, thịt bò, hải sản… Có như vậy, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh mới được đảm bảo và tình trạng bệnh mới được cải thiện.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net