Hướng dẫn sơ cứu cho nạn nhân bị co giật

Có không ít người gặp không biết xử trí sao cho đúng để giúp người đang bị co giật qua nhanh cơn và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm không ảnh hưởng tới tính mạng..

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có không ít người gặp không biết xử trí sao cho đúng để giúp người đang bị co giật qua nhanh cơn và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm không ảnh hưởng tới tính mạng.

Những dấu hiệu co giật

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết co giật là do sự xuất hiện hoạt động điện bất thường bên trong não. Hầu hết các cơn co giật sẽ tự hết trong vòng vài phút và nguyên nhân thường gặp là do động kinh. Tuy nhiên một số trường hợp co giật có thể gây ra bởi các bệnh lý khác như: chấn thương sọ não, hạ đường huyết, sốc nhiệt, ngộ độc hoặc đột ngột ngừng tim.

Những dấu hiệu co giật rất khác nhau. Người bị co giật có thể có các biểu hiện:

  • Cơ mềm ra, mất kiểm soát
  • Xuất hiện co giật ở tay, chân, một phần cơ thể hoặc toàn thân
  • Té xuống đất
  • Bất tỉnh

Một số trường hợp biểu hiện không điển hình như: không đáp ứng và mắt đứng tròng (mắt nhìn trừng trừng và vô hồn).

Trong cơn co giật như một số bệnh thần kinh, nạn nhân có thể tự cắn lưỡi, má hoặc môi. Nên cần chuẩn bị túi sơ cứu để sơ cứu cho những tổn thương trên.

Sau cơn co giật, nạn nhân có thể biểu hiện đáp ứng chậm, lú lẫn hoặc rơi vào trạng thái ngủ.

Xử trí ban đầu và sơ cứu cho nạn nhân bị co giật

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn quan trọng nhất trong xử trí ban đầu là giúp nạn nhân tránh các chấn thương trong cơn co giật.

Xử trí ban đầu theo các bước sau:

Trong cơn co giật

  • Di chuyển các đồ vật ra xa nạn nhân
  • Đặt 1 gối nhỏ hoặc cái khăn đỡ dưới đầu nạn nhân
  • Gọi cấp cứu (115 hoặc cơ sở Cấp cứu gần nhất) và lấy túi sơ cứu

Sau cơn co giật

  • Kiểm tra nhanh xem nạn nhân còn thở và còn đáp ứng không
  • Ở lại với nạn nhân cho đến khi đội cấp cứu đến và đưa nạn nhân đi:
  • Nếu nạn nhân nôn ói, hoặc có dịch từ miệng trào ra đặt nạn nhân nằm nghiêng.
  • Nếu nạn nhân không đáp ứng (lay gọi nhưng nạn nhân không có bất cứ cử động vận động hoặc âm thanh nào đáp ứng lại) và không thở hoặc thở ngáp cần tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay.
  • Nếu nạn nhân tự cắn lưỡi, má hoặc môi và chảy máu dùng gạc/một cái khăn sạch ép vào vết thương hoặc cắn gạc/khăn sạch ép vào vết thương (nếu vết thương ở bên trong miệng) cho đến khi vết thương ngưng chảy máu.

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới