Theo các chuyên gia dinh dưỡng để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh loãng xương hiệu quả thì bạn nên thực hiện suốt cả cuộc đời, trong một thời gian dài kéo dài từ khi còn trẻ, trước thời điểm dậy thì.
- 5 lời khuyên giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh loãng xương
- Bệnh nhân loãng xương không nên sử dụng những thực phẩm nào?
- Dược sĩ lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Chuyên gia chỉ ra đối tượng cần phòng ngừa bệnh loãng xương?
Nhiều người bị bệnh loãng xương mà không biết
Theo các chuyên gia về bệnh lý xương khớp khẳng định đa phần nhiều người bị bệnh loãng xương mà không hề hay biết. Nhiều trường hợp bị gãy xương bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân là do tình trạng loãng xương gây ra. Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo tất cả người bệnh rằng: “Phòng ngừa loãng xương là cách tốt nhất để không bị gãy xương”. Bởi thế, càng cung cấp đầy đủ các chất cùng với chế độ vận động hợp lý càng giúp bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh. Bởi thế, việc đo loãng xương để chẩn đoán kịp thời bệnh lý chính là phương pháp hiệu quả nhất để bạn có thể điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Theo đó, để có thể thực hiện tốt việc này thì bạn cần dùng suốt cả cuộc đời, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước giai đoạn dậy thì mới đạt được hiệu quả. Bởi vậy bác sĩ chuyên về bệnh loãng xương đã chỉ ra rằng nếu nữ 10 tuổi và nam 13 tuổi là thời kỳ xương phát triển với tốc độ nhanh nhất. Khi đó, khối lượng xương đỉnh tăng khoảng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Chưa kể, xương phát triển tốt hay không còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chuyển hóa và nội tiết. Chế độ ăn uống và thực đơn hằng ngày có cung cấp lượng canxi và protein hàng ngày đầy đủ hay không cũng là một yếu tố rất quan trọng để có thể có đủ nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương. Việc luyện tập thể dục thể thao cũng rất quan trọng.
Nhiều người bị bệnh loãng xương mà không biết
Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả?
Theo các chuyên gia y tế để phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả thì bạn căn cứ vào các yếu tố sau đây: Kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ, bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày, sống lành mạnh, duy trì hoạt động thể dục thể thao. Vì thế, để tăng chiều cao thì bạn cần loại bỏ một số thói quen có hại từ khi còn bé để có thể phát triển hệ thống xương phát triển. Đó là bỏ thuốc lá và rượu. Bởi vì đây là những chất làm giảm mật độ xương một cách rõ rệt. Một số chất kích thích như: cà phê, ca cao. Bạn nên tập thói quen uống sữa và ăn các chất giàu canxi, nhất là trẻ em và người lớn để cải thiện chiều cao và ngăn ngừa các bệnh cơ xương khớp.
Bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn hằng ngày như ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ làm tăng gai cột sống, vôi hóa cột sống, sỏi thận, sỏi mật…. Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức nên nếu bạn ăn thiếu các chất này thì nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức. Nếu để hiện tượng này diễn ra lâu ngày thì có thể dẫn đến hiện tượng loãng xương rất nguy hiểm.
Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả?
Để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin. Đặc biệt là Vitamin D vì đây cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Chúng ta có thể tổng hợp được bằng cách hấp thụ của ánh nắng mặt trời. Mới đây, theo nghiên cứu của các bác sĩ Canada và Mỹ rằng người có màu da sẫm hơn hoặc đen có nguy cơ cao thiếu vitamin hơn nhóm da trắng nên có khả năng bị loãng xương nhiều hơn. Bạn có thể bổ sung canxi bằng các bổ sung các thực phẩm bao gồm pho mát, kem, các loại rau xanh, sữa ít béo, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa chua…trên đây là một số kiến thức cơ bản về đối tượng cần phòng ngừa bệnh loãng xương cần biết trước khi quá muộn.
Trang Minh