Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chẩn đoán sớm viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm. Nếu không phát hiện viêm tủy xương và điều trị sớm, trẻ có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến sự.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm tủy xương là một bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm. Nếu không phát hiện viêm tủy xương và điều trị sớm, trẻ có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Dấu hiệu viêm tủy xương

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu khá mơ hồ, khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng thông thường là trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ, cảm thấy đau quanh chi, hạn chế hoạt động hơn thường lệ.

Nếu đi khám, sẽ phát hiện sưng nề nhẹ quanh đầu xương, hay gặp viêm xương quanh gối, ấn vào khớp lại không đau. Khi tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn, viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân người mắc bệnh sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn, trùng rõ. Xuất hiện các chỗ có áp xe cơ ở chi như: sưng, nóng, đỏ, đau, ở giữa có cảm giác mềm có mủ. Thậm chí còn có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ dò mủ do viêm xương có đặc điểm là da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò có mùi hôi, tanh, khó chịu,…

Viêm tủy xương ở giai đoạn cấp tính sẽ thấy tình trạng viêm lan tỏa tủy xương. Các ổ mủ hình thành ở hành xương, quanh ổ mủ xương bị tiêu, phá hủy dưới màng xương, lan ra phần mềm tạo thành ổ áp xe. Sau cùng sẽ thấy tình trạng vỡ ra ngoài da thành viêm dò mãn tính. Viêm xương tủy thứ phát sau một ổ nhiễm trùng kế cận như tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng.

Các chẩn đoán này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Bên cạnh đó, các triệu chứng như đau sốt, sưng, nóng đỏ là biểu hiện cấp tính không thể tránh khỏi ở người bệnh viêm tủy xương. Có trường hợp sẽ bị đau khó chịu, tiết dịch tại chỗ dai dẳng, không lành và khô chỗ tiết dịch. Bệnh phát triển thành viêm tủy xương mạn tính sẽ có các triệu chứng toàn thân, tại chỗ không liên tục.

Bệnh viêm tủy xương cấp tính hoàn toàn có thể phát triển âm thầm thành mạn tính, với diễn tiến bệnh kéo dài. Khi đến giai đoạn muộn, bệnh sẽ gây ra biến chứng gãy xương bệnh lý. Khi đó sẽ có hai quá trình xảy ra song song với nhau là quá trình hủy hoại, tạo các hốc mủ, tổ chức hạt, tổ chức xơ, vi khuẩn, miếng xương chất và quá trình tái tạo ra xương mới.

Chẩn đoán viêm tủy xương bằng cách nào?

Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khi thấy các dấu hiệu, triệu chứng nói trên, người bệnh cần được khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu theo chỉ định để chẩn đoán sớm nhất có thể. Trong đó, có chụp x-quang trong 7-10 ngày đầu, triệu chứng chưa rõ ràng; chụp lại sau 12 ngày, khi triệu chứng, dấu hiệu viêm xương bắt đầu rõ rệt hơn. Ngoài ra bác sĩ còn có thể chỉ định phương pháp chụp cắt lớp xương giúp thấy các thay đổi của phần mềm do phản ứng viêm, chỉ định xét nghiệm máu tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng,…

Trong các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ xương khớp như viêm tủy xương thì xạ hình xương là một trong những phương pháp hiện đại, hiệu quả nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện viêm tủy xương sớm hơn so với chụp X-quang từ 3-6 tháng.

Phương pháp này cho phép quan sát được toàn bộ hệ thống xương trong cơ thể, có độ nhạy cao. Do đó, xạ hình xương là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cho tất cả các bệnh nhân ung thư có nguy cơ di căn xương.

Xạ hình xương không chỉ có giá trị cao trong chẩn đoán phát hiện viêm tủy xương sớm mà có chẩn đoán để phát hiện ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương, u xương, nang xương, các chấn thương kín bên trong, hoại tử vô mạch, các bệnh chuyển hóa ở xương…

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới