“Bệnh loãng xương” mối hiểm họa khôn lường ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Loãng xương khiến phụ nữ tuổi mãn kinh giảm thậm chí là mất vận động, vậy loãng xương là gì, làm thế nào để điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương là chứng bệnh làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương và biến đổi cấu trúc của xương khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn rất nhiều. Phụ nữ tuổi mãn kinh là lúc tuổi hay mắc chứng loãng xương nhất, nguyên nhân do cấu trúc xương cũng như ảnh hưởng của vấn đề nội tiết đối với chị em tuổi mãn kinh.

“Bệnh loãng xương” mối hiểm họa khôn lường đối với phụ nữ tuổi mãn kinh

“Bệnh loãng xương” mối hiểm họa khôn lường đối với phụ nữ tuổi mãn kinh

Nguyên nhân khiến chị em tuổi mãn kinh dễ mắc loãng xương

Bệnh loãng xương là bệnh chuyên khoa xương khớp thường gặp ở người cao tuổi đặc biệt ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh, khi mãn kinh lượng Hormone Estrogen – nội tiết tố của buồng trứng thiếu hụt trầm trọng. Estrogen có tác dụng tăng cường lắng đọng tinh thể canxi vào xương, khi thiếu đi Estrogen làm khả năng lắng đọng canxi vào xương giảm đi, đây cũng là nguyên nhân chính khiến phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn rất nhiều độ tuổi khác.

Ở giai đoạn này, nếu chị em không chú trọng bổ sung canxi vào chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng những thuốc có thành phần chứa corticoid hay lười vận động… thì nguy cơ loãng xương là điều có thể nhìn thấy rất rõ.

Các dấu hiệu loãng xương thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Có rất nhiều dấu hiệu giúp chị em dẫn dàng nhận biết mình bị mắc chứng loãng xương, dấu hiệu đó cụ thể như sau:

Đau cột sống: phụ nữ tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương thường bị đau ở vùng cột sống lưng và cột sống thắt lưng mỗi khi cột sống bị dồn nén bất thường bởi vận động sai tư thế hoặc mang vác vật nặng, khi người bệnh gắng sức nhẹ, té ngã… Bệnh nhân mắc chứng loãng xương có thể kèm theo cơn đau nhức dữ dội ở cột sống khi vận động. Khi bệnh nhân nghỉ ngơi thì cơn đau giảm đi rất nhiều.

Gãy xương: Loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương ở cổ xương cánh tay, cẳng tay, xương sườn và cột sống, xương chậu, cổ xương đùi,…. Đe dọa đến tính mạng cũng như vận động của bệnh nhân.

Đau lưng là dấu hiệu của bệnh loãng xương thời kỳ mãn kinh

Đau lưng là dấu hiệu của bệnh loãng xương thời kỳ mãn kinh

Biến dạng cột sống: Khi bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài có thể xuất hiện các biến dạng cột sống như giảm chiều cao, cong vẹo cột sống, xẹp đốt sống…

Phương pháp điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những thuốc giảm đau và giãn cơ. Kết hợp với biện pháp vận động và luyện tập thể chất phù hợp cộng với việc sử dụng nẹp lưng chình hình, cùng với một chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương bao gồm các thực phẩm giàu canxi như hải sản, thịt cá, trứng, sữa…để làm giảm nguy cơ loãng xương xuống mức thấp nhất cho người bệnh.

Đối với liệu pháp điều trị bằng vận động, những bệnh nhân bị bất động tại giường sẽ không vận động thường xuyên để tránh những biến chứng của bệnh cũng như hạn chế sang chấn.

Cách đơn giản để phòng tránh loãng xương cho phụ nữ tuổi mãn kinh

Để phòng tránh chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh không khó, các chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp phụ nữ hạn chế tình trạng loãng xương

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp phụ nữ hạn chế tình trạng loãng xương

Bổ sung các thức ăn giàu canxi: Cả phụ nữ và nam giới tuổi trung niên đều cần được bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nhu cầu này sẽ có xu hướng tăng lên 1.500 mg đối với phụ nữ tuổi mãn kinh và nam giới trên 75 tuổi. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi là điều hết sức cần thiết, để làm được điều này, chị em hãy tăng cường ăn những thực phẩm như rau xanh, trái cây, tôm, cua, thịt trứng. Phụ nữ độ tuổi mãn kinh có thể dùng thêm các loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để hạn chế tình trạng béo phì. Nên dùng thêm các chế phẩm của sữa như phomat cùng với vitamin D.

Các chuyên gia Y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo người bệnh nên tăng cường tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D. Một chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn cũng chính là một biện pháp giúp bạn phòng tránh loãng xương một cách hiệu quả.

Ngoài ra, còn một số biện pháp phòng bệnh loãng xương mà chị em có thể áp dụng như:

  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải
  • Nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Kiểm tra mật độ xương định kỳ

Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ tuổi mãn kinh đã có thêm kiến thức về căn bệnh loãn xương, một trong những căn bệnh rất hay gặp ở chị em phụ nữ tuổi mãn kinh.

Nguồn: Benhcoxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới