Đối tượng dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ là ai?

Máu nhiễm mỡ hay bệnh mỡ máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, nồng độ các chất mỡ trong máu tăng bao gồm triglyceride, cholesterol.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những người nào dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ, nguyên nhân dấu hiệu nhận biết bệnh ra sau ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Đối tượng dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ là ai?

Đối tượng dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ là ai?

Dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ

Bác sĩ cho biết người bệnh mỡ máu cao một trong bệnh chuyển hóa thường không có dấu hiệu rõ rệt. Bệnh có thể gặp ở người béo và ở cả người gầy nhưng đối với người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao hơn so với người gầy. Bệnh chỉ phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe hoặc nhập viện khi có vấn đề về sức khỏe thực hiện các xét nghiệm thấy rối loạn mỡ máu hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh đái tháo đường, viêm tụy cấp chỉ khi làm xets nghiệm máu mới phát hiện bệnh.

Bệnh thường tiến triển âm thầm và khi có dấu hiệu và biểu hiện đặc trưng của mỡ máu thì khi đó bệnh đã biến chứng, những dấu hiệu khi đó như:

Xuất hiện cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào không hay. Người bệnh mỡ máu có cảm giác khó chịu vùng ngực như: bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức khóe dài có thể từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau sẽ hay xuất hiện khi bạn làm việc quá sức và giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân có thể kèm hoặc không kèm với cơn tức ngực có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí là ở vùng dạ dày.

Có những dấu hiệu kỳ lạ như: vã mồ hôi tự nhiên, buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, trong người bứt rứt, hồi hộp, thở ngắn cơ thể thấy béo lên nhưng sức lao động lại bị giảm sút và cơ thể thấy mệt mỏi thường xuyên.

Một số trường hợp bệnh nhân mỡ máu có ban vàng dưới da: xuất hiện những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, mày vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, gót chân,… và nốt này không đau, không ngứa.

Khi có dấu hiệu bất thường cơ thể cần đi xét nghiệm máu để biết thành phần lipid có tăng quá mức cho phép và điều trị kịp thời.

Đối tượng nào dễ bị mỡ máu cao?

Những người thừa cân, béo phì, hay có thói quen hút thuốc lá, uống rượu nhiều và ăn những thức ăn có chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng triglyceride trong máu một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.

Ngoài ra, bệnh máu nhiễm mỡ có thể là biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng ure máu, bệnh gan,… hay dùng thuốc tim mạch như thuốc ức chế beta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid.

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

Tăng lipid máu do ăn:

Tình trạng lipid máu tăng bắt đầu 2 – 3 giờ sau khi ăn nhiều mỡ, đạt mức cao nhất sau 4 – 6 giờ và tới giờ thứ 9 thì trở về mức bình thường.

Mức độ và thời gian tăng lipid máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại mỡ (dầu thực vật hấp thu nhanh hơn mỡ động vật), thời gian lượng mỡ thoát khỏi dạ dày, …

Khi lipid máu đã tăng, dù có ăn thêm mỡ lipid máu cũng không tăng bao nhiều, hiện tượng tự điều chỉnh lipid máu do máu tăng đã ức chế hấp thu lipid ở ruột, hoạt hóa chức năng cố định mỡ của tổ chức phổi, kích thích hệ lưới nội mô gây tăng tiết các hoocmon và heparin – chỉ cần một khâu trong dây chuyền đó có vấn đề là đủ để gây rối loạn quá trình tự điều chỉnh lipid máu gây bệnh mỡ máu.

Tăng lipid máu do ứ đọng:

Hoạt tính men lipoprotein lipaza bị giảm do tăng chất ức chế men này (protamin, axít mật, Nacl) hoặc do giảm tiết heparin (như trong bệnh xơ vữa động mạch) thấy giảm thủy phân triglyceride (dưới dạng chylomicron) gây tăng lipid máu.

Trong bệnh thận hư, tăng lipid máu là do các chất ức chế tiêu mỡ; ngoài ra trong bệnh này albumin huyết tương giảm (do protein niệu nghiêm trọng) do đó giảm khả năng kết hợp với ABTDHT, khiến quá trình tiêu mỡ bị ức chế và tăng lipid máu. Tăng lipid máu sau khi chảy máu cũng sẽ phát sinh theo cơ chế này. Tiêm albumin cho bệnh nhân thận hư thấy hiện tượng tăng lipid máu chấm dứt.

Tăng lipid máu do huy động:

Do triglyceride ở tổ chức mỡ được huy động nhiều khiến cho ABTDHT tăng.

Tăng lipid máu do huy động có thể do những nguyên nhân sau gây ra: dự trữ glycogen giảm (đói ăn), trạng thái căng thẳng (stress), lao động nặng, giao cảm hưng phấn, tăng tiết hoóc-môn (catecholamin, ACTH, STH, thyroxin…), đái tháo đường (glucoza không được sử dụng, lipid tăng thoái biến, lipid máu tăng tới 1.000 – 2.800 mg/100ml).

Các bác sĩ có thể tiêm glucoza gây tăng đường máu có tác dụng tăng tổng hợp triglyceride ở tổ chức mỡ do đó đã hạn chế tiêu mỡ và chấm dứt hiện tượng tăng lipid máu do huy động.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới