Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho người mắc bệnh thiếu máu là vô cùng quan trọng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

 

Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và có nhiều thể trạng khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết hôm nay chúng tôi muốn hướng tới đối tượng đang bị dạng thiếu máu do thiếu sắt, nếu bạn đang bị dạng thiếu máu khác thì việc bổ sung quá nhiều sắt sẽ gây hại đến cơ thể. Do đó, người mắc bệnh thiếu máu cần biết chính xác tình trạng thiếu máu của mình và có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện căn bệnh nhau bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học bằng các phương pháp mà các Dược sĩ Pasteur nghiên cứu sau đây:

Bổ sung các nguồn dinh dưỡng bổ sung sắt

Theo nghiên cứu và thống kê có khoảng 50% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt, vì vậy chế độ ăn giàu sắt là cần thiết và hiệu quả cho người thiếu máu. Theo đó, bệnh nhân có thể sử dụng các nguồn thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống của mình.

Có hai loại sắt có thể trong thực phẩm như: Sắt từ động vật được gọi là sắt heme và sắt từ thực vật được gọi là sắt không heme. Mặc dù, sắt heme được hấp thu tốt hơn sắt không heme. Tuy nhiên, bổ sung đầy đủ cả 2 loại đều có tác dụng tốt trong điều trị thiếu máu.

Nắm chắc những chế phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu

Trong một số trường hợp, nhu cầu sắt hàng ngày cao đặc biệt là ở phụ nữ có thai và bé gái tuổi dậy thì, lượng sắt từ thức ăn vẫn chưa đủ cho quá trình tạo máu. Do đó, sử dụng chế phẩm bổ sung sắt là cần thiết để phòng ngừa các bệnh thiếu máu do sắt.

Chế phẩm bổ sung sắt khá đa dạng trên thị trường hiện nay như: Sắt (II) sulfate; Sắt (II) gluconate; Sắt (II) fumarate; Sắt (III) polymantose complex (IPC)… Mặc dù hiệu quả tương đương nhau nhưng các chế phẩm chứa ion sắt II dễ gây kích ứng gây ra bệnh đau dạ dày và có thể gây độc cho cơ thể vì có thể gây thừa sắt, trong khi đó, sử dụng các chế phẩm chứa sắt III như IPC người bệnh sẽ ít gặp phải tác dụng phụ này hơn và quá trình giải phóng sắt sẽ xảy ra từ từ, dẫn tới ít gặp các tương kị hơn. Hiện nay, các chế phẩm chứa IPC khá đa dạng, tuy nhiên, lựa chọn một sản phẩm uy tín, an toàn luôn là một câu hỏi khó đối với người bệnh. Vì thế, bệnh nhân có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc các Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc.

Thực phẩm bổ sung cho người mắc bệnh thiếu máu

“Đánh bay” kẻ thù của sắt

Ngoài việc nắm rõ việc bệnh thiếu máu nên ăn gì thì người bệnh cũng nên tìm hiểu xem, những thức ăn nào ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể. Các dưỡng chất làm cản trở sự hấp thu của sắt như:

  • Canxi được cho là cản trở sự hấp thu sắt nhiều nhất trong cơ thể, mặc dù lượng ít hơn 50mg ít ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt, nhưng với lượng 300-600 mg trở lên, sự hấp thu sắt sẽ bị cản trở. Vì vậy, khi sử dụng các chế phẩm hay thực phẩm bổ sung sắt, cần lưu ý tránh sử dụng cùng những thực phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa, sữa chua, pho mát.
  • Trứng có chứa một hợp chất làm giảm khả năng hấp thu sắt. Vì trong trứng có phosvitin là một protein có khả năng gắn sắt liên quan đến khả năng sinh học thấp của sắt từ trứng. Một quả trứng luộc có thể làm giảm hấp thu sắt trong một bữa ăn khoảng 28%.
  • Trà xanh, cà phê, coca cola, rượu vang… là những thực phẩm làm giảm sự hấp thu ion sắt. Theo nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng tanin có trong các thực phẩm này tạo phức với ion sắt, làm cho sắt không hấp thu được.

Bổ sung những thực phẩm bổ trợ cho sắt

Bệnh thiếu máu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Vì thế việc bổ sung những thực phẩm bổ trợ cho sắt rất quan trọng. Theo nghiên cứu một số thực phẩm sau đây sẽ có lợi cho quá trình sắt hấp thu vào cơ thể.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả

  • Vitamin C hay acid ascorbic trong rau quả, đặc biệt là cam quýt làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng như sắt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, các acid từ thiên nhiên như acid citric trong canh, acid malic, acid lactic trong sữa chua, acid tartric cũng có tác dụng làm tăng hấp thu sắt rất hiệu quả cho cơ thể.
  • Beta-caroten có màu vàng hoặc đỏ có trong các thực phẩm như cà rốt, cà chua, bí đỏ, ớt đỏ, rau bina, khoai lang, cà chua, củ cải và vàng bí đao.

Duy trì được chế độ ăn uống khoa học cũng như áp dụng các bí kíp mà các Dược sĩ Pasteur vừa giới thiệu trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp được các bệnh nhân cải thiện lượng máu trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới