Phác đồ điều trị và chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả nhất

Nắm được phác đồ điều trị và chuẩn đoán bệnh loãng xương mới và hiệu quả nhất sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị sớm, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh loãng xương vốn là một bệnh mãn tính có diễn biến âm thầm khó nhận biết, theo đó các cách điều trị bệnh này cũng không đơn giản bởi nhiều người gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng khi tự ý điều trị hoặc điều trị bằng các phương pháp không được kiểm chứng. Vì vậy, để điều trị loãng xương cần dựa vào phác đồ chuẩn đoán chính xác để đưa ra phương pháp điều trị bệnh loãng xương một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Phác đồ chuẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Phác đồ chuẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Theo các bác sĩ chuyên khoa về các bệnh cơ xương khớp cho biết, để điều trị bệnh loãng xương hiệu quả thì đầu tiên bạn cần biết chắc chắn mình có bị loãng xương hay không, nếu trong trường hợp bệnh nhân là loãng xương thì cần phân định rõ, đó là nguyên phát hay loãng xương thứ phát và tình trạng bệnh đang ở mức độ nào. Để có được kết luận chính xác đó thì việc chuẩn đoán cũng đòi hỏi có cả một phác đồ rõ ràng, lần lượt theo đúng quy chuẩn thì mới ra người, ra bệnh được. Trên thực tế, từ trước đến nay, phác đồ chuẩn đoán bệnh loãng xương được dựa trên triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Chuẩn đoán loãng xương qua triệu chứng lâm sàng

Thông thường, nếu chuẩn đoán theo cách này thì các bác sĩ sẽ chỉ dựa vào triệu chứng, biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh như đau xương, đau lưng cấp và mạn tính, cột sống bị biến dạng xương, gãy lún đốt sống làm giảm chiều cao, hay dấu hiệu sớm là tê buồn chân tay trong ống xương, cảm giác bứt dứt, khó chịu như có kiến bò. Lúc này khối lượng xương đã giảm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chuẩn đoán loãng xương qua triệu chứng cận lâm sàng

Ngoài phương pháp chuẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì các bác sĩ còn chuẩn đoán bệnh qua các phương pháp cận lâm sàng như sau:

  • Xquang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày thân xương (khiến ống tủy rộng ra).
  • Đo khối lượng xương bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép ở các vị trí trung tâm như xương vùng hông hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương.
  • Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm…) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.

Từ 2 phương pháp chuẩn đoán thông dụng trên thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhận biết được mức độ của bệnh loãng xương, sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên từng thể trạng của bệnh nhân để đem lại sức khỏe tốt nhất, mau chóng phục hồi cho người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Dựa vào phác đồ chuẩn đoán bệnh loãng xương vừa nêu trên thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh cụ thể, theo đó người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc chống hủy xương như Raloxifen, Tibolone (liệu pháp tương tự như hoocmon cho bệnh loãng xương hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh), Calcitonine, Bisphosphonates… công dụng chính của các thuốc này là làm giảm hoạt tính tế bào huỷ xương được bào chế dưới dạng uống, dạng tiêm. Bên cạnh đó, để điều trị loãng xương hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn các thuốc tăng tạo xương như Strotium ranelate; Parathyroid hormon…được bào chế dưới dạng uống và nhiều các dạng thuốc thông dụng khác.

Thông thường, khi bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh loãng xương đi cùng các triệu chứng đau thì đều dùng các loại thuốc giảm đau hoặc giảm viêm xương khớp. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này đều phải có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, không nên tự ý sử dụng để gây ra các biến chứng bệnh đau lưng hay các bệnh về cơ xương khớp khác.

Ngoài ra để điều trị bệnh đau lưng có hiệu quả thì bệnh nhân nên tự ý phòng ngừa bệnh và chữa trị bệnh bằng cách tăng tạo lượng xương bằng chế độ ăn uống đầy đủ, giàu dưỡng chất tốt cho xương là Canxi, vitamin D3 và đặc biệt là MK7 (một loại vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc từ tự nhiên). Nếu không thể bổ sung bằng các thực phẩm hằng ngày, tốt nhất nên tìm tới các sản phẩm bổ sung uy tín. Sản phẩm đó phải đảm bảo đầy đủ bộ ba Canxi, vitamin D và MK7, cùng rất nhiều các vi chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào thì bạn cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.

Sử dụng các thực phẩm từ tự nhiên để bảo vệ xương chắc khỏe

Từ những chuẩn đoán chính xác tới việc lựa chọn phác đồ điều trị loãng xương chuẩn sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng khắc phục được tình trạng bệnh hoặc có ý thức chăm sóc sức khỏe xương ngay từ khi còn nhỏ để tránh nguy cơ loãng xương về sau.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới