Suy giãn tĩnh mạch chân và những điều cần biết

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá phổ biến và thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Giai đoạn đầu bệnh khó phát hiện do không có triệu chứng điển hình.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Đa số người bệnh không biết mình mắc bệnh bởi những triệu chứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng như đau cơ, đau khớp, viêm khớp,… dễ nhầm lẫn với bệnh xương khớp làm chậm quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Khi có các triệu chứng ở giai đoạn muộn hơn như tê buốt chân, phù chân, đau nhức, thậm chí là loét chân thì bệnh nhân mới đi khám bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như: di truyền, đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, béo phì, chế độ ăn ít rau – trái cây, mang thai, do khối lượng cơ thấp, đi giày dép không thích hợp, thay đổi về enzym trong mô liên kết, lạm dụng thuốc tránh thai cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như nặng chân, đau chân, nhức mỏi chân nhất là khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm thấy tê chân, châm chích ở vùng cẳng chân, chuột rút … gây mất ngủ

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng nặng hơn: phù chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều mà không vận động. Phù chủ yếu ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Nhiều người không thấy phù nhưng thấy đi giày dép chật hơn. Xuất hiện tĩnh mạch nổi li ti vùng cổ chân và bàn chân, xuất hiện chàm da ở vùng cẳng chân, các tĩnh mạch nông dưới da giãn to, nhìn rõ ngoằn ngoèo, thay đổi màu sắc da.

Ở giai đoạn cuối tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch chân, do bị ứ trệ tuần hoàn và dinh dưỡng kém gây viêm, loét, nhiễm trùng, có thể gây ra nhiều bệnh lý nội khoa khác và giai đoạn này rất khó điều trị. Triệu chứng nặng hơn có thể gây tử vong là xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch theo dòng máu về tim và gây tắc mạch phổi.

Điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính cần có sự kết hợp giữa điều trị nội khoa, tất ép chân và tập vật lý trị liệu, cuối cùng mới là phẫu thuật. Điều đáng tiếc là các van tĩnh mạch, các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được và bệnh không chữa khỏi hoàn toàn. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả nhất là điều trị xâm lấn bằng cách chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Điều trị bảo tồn có mục đích là giảm tình trạng bệnh bằng áp lực, dùng thuốc và tập vận động. Làm giảm phù chân có thể được chỉ định băng ép. Làm giảm đường kính tĩnh mạch đồng thời giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại bằng cách đeo vớ y khoa được dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm bởi nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không được điều trị tốt, nó sẽ trở nên mạn tính. Ngoài ra phương pháp này rẻ tiền, ít nguy cơ, có hiệu quả cải thiện triệu chứng của bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa có mục đích loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn. Phương pháp này ứng dụng rộng rãi vì mang lại tính thẩm mỹ cao. Các phương pháp điều trị phẫu thuật hiện đại ngày nay bao gồm: đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch, mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, phương pháp Muller, chích xơ tạo bọt… có hiều quả với nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới