Thông tin từ A – Z về bệnh huyết áp thấp

Nhiều người lo sợ huyết áp cao nhưng ít quan tâm đến huyết áp thấp. Sự chủ quan đó đã dẫn đến nhiều nguy hiểm mà căn bệnh huyết áp thấp gây nên.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp cũng được coi là một bệnh lý tim mạch được xác định khi đo huyết áp dưới 90/60 mmHG. Huyết áp thấp là giảm lực đẩy máu tại thành động mạch khi tim bơi máu vì vậy khi huyết áp bị giảm, não không được cung cấp đủ máu nên bị hoa mặt, chóng mặt. Nếu bệnh nhân mắc huyết áp thấp mạn tính sẽ khiến cơ quan trong cơ thể bị suy yếu vì bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Trường hợp nguy hiểm hơn là huyết áp giảm đột ngột và có thể gây sốc. Khi bạn đang hoạt động các công việc như: đang lái xe, ở trên cao, công việc ngoài trời, ở một mình,… sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bệnh nhân mắc huyết áp thấp kéo dài thì nguy cơ bị tai biến mạch máu não lên đến 20%. Hiện tượng huyết áp thấp kéo dài trên 2 năm thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao gấp đôi người không bị huyết áp thấp. Người cao tuổi cần theo dõi huyết áp thường xuyên vì vẫn có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp sang huyết áp cao.

Dấu hiệu huyết áp thấp và các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn

Nhiều nghiên cứu có thấy rằng có đến 80% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp và bỏ qua triệu chứng của bệnh. Triệu chứng của huyết áp thấp điển hình như:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi toàn thân
  • Thiếu tập trung
  • Thường xuyên thấy khát
  • Mờ mắt
  • Nhịp thở nhanh và nông
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
  • Buồn nôn và nôn
  • Đứng lâu bị hoa mắt, chóng mặt
  • Ngất xỉu

Dấu hiệu huyết áp thấp

Dấu hiệu huyết áp thấp

Các triệu chứng trên thường dễ nhầm lẫn bởi các dấu hiệu trên cũng có thể là các rối loạn khác trong cơ thể ví dụ như giảm dinh dương, căng thẳng, stress, thay đổi thời tiết, hơn nữa các triệu chứng này diễn ra không thường xuyên nên khiến người bệnh chủ quan. Nhiều người còn nhầm lẫn các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, trướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng, chán ăn,… nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên bạn nên đi khám với bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Phòng tránh huyết áp thấp như thế nào?

Từ chế độ sinh hoạt hằng ngày bạn cũng có thể phòng tránh huyết áp thấp:

  • Ăn đủ bữa với các loại thực phẩm protein như: cá, thịt, trứng, tôm, cua,… thực phẩm giàu vitamin B, C như rau xanh, hoa quả, gạo lứt,…
  • Nên ăn kèm 1-2 bữa phụ trong ngày xen kẽ với các bữa chính.
  • Ngủ đúng giờ
  • Gối đầu thấp
  • Khi thức dậy mỗi sáng cần vận động nhẹ nhàng trước rồi mới thay đổi tư thế
  • Có thể sử dụng gừng, uống nước gừng ầm để phòng tránh huyết áp thấp
  • Không nên ăn mướp đắng, khoai lang tím, cà chua, tảo biển, lòng trắng trứng, hạn chế tối đa bia, rượu
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Người bệnh không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của cơ thể để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Cần có các biện pháp dự phòng, thay đổi lối sống tích cực để ngăn ngừa và giảm tiến triển của bệnh.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới