Vì sao nguy cơ loãng xương ở phụ nữ ngày càng gia tăng?

Khảo sát trên phụ nữ VN sau mãn kinh ghi nhận có khoảng 20% bị loãng xương và tỉ lệ gãy xương đốt sống, một hình thức kinh điển gãy xương do loãng xương, khoảng 23%.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...


Vì sao nguy cơ loãng xương ở phụ nữ ngày càng gia tăng?

Thực trạng loãng xương trên thế giới

BS Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: Mặc dù bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ mãn kinh nhưng nam giới có tuổi cũng bị ảnh hưởng, chiếm đến một phần ba các trường hợp gãy xương do loãng xương. Hậu quả của loãng xương ngoài nguy cơ gây gãy xương, còn là nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nặng khác, nghiêm trọng hơn là gia tăng tỉ lệ tử vong trong số những người đã bị gãy xương. Chi phí trực tiếp và gián tiếp để điều trị loãng xương rất cao. Tại Úc, mỗi năm tiêu tốn khoảng 7 tỉ đô la cho công tác phòng chống và điều trị loãng xương và ở Mỹ tới 20 tỉ đô la.

Nguy cơ gãy xương ở Việt Nam

Khảo sát của Tin Y Tế về bệnh lý nội khoa trên phụ nữ VN sau mãn kinh ghi nhận có khoảng 20% bị loãng xương và tỉ lệ gãy xương đốt sống, một hình thức kinh điển gãy xương do loãng xương, khoảng 23%.

Cho đến nay, nguyên nhân trực tiếp gây ra loãng xương vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng và còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, gãy xương có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau.

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của gãy xương là mật độ xương thấp. Siêu âm không xác định được mật độ xương và không đánh giá được tình trạng loãng xương. X-quang có thể đánh giá tình trạng mất xương nhưng cũng không đánh giá được chính xác mật độ xương. Ngày này, để đánh giá mật độ xương, người ta sử dụng một máy đặc biệt gọi là DXA.

Yếu tố quan trọng thứ hai là tuổi tác. Trong đời người, mật độ xương gia tăng theo tuổi tác và đến khoảng tuổi 30, mật độ xương đạt mức độ cao nhất, duy trì đến tuổi mãn kinh ở phụ nữ và khoảng 50 tuổi ở nam giới. Sau lứa tuổi đó thì mật độ xương giảm rất nhanh. Bởi vậy thường độ tuổi càng cao thì càng đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn.

Thực trạng loãng xương trên thế giới

Thực trạng loãng xương trên thế giới

Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng đến nguy cơ bị gãy xương bao gồm: tiền sử đã từng bị gãy xương do loãng xương trong 5 năm qua và tiền sử té ngã trong một năm gần đây; các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc, uống rượu nhiều, sử dụng corticosteroids kéo dài.

Làm gì để ngăn ngừa loãng xương?

Câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì để ngăn ngừa loãng xương” chính là hãy thực hành lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ.

“Việc phòng ngừa chủ động bằng cách thực hành lối sống và chế độ ăn có lợi cho sức khỏe xương có vai trò tích cực giúp giảm những nguy cơ gây gãy xương do loãng xương. Nên tập thể dục thể thao hằng ngày, phơi nắng hợp lý để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin D là một trong hai yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Bổ sung canxi bằng các thức ăn giàu canxi như đồ biển, các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi và uống sữa. Các bạn nên biết, ngay cả sữa tươi thông thường rẻ tiền vẫn có thể cung cấp đủ canxi chứ không cần thiết phải sử dụng các loại sữa công nghiệp đắt tiền.””- BS Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ.

 Làm gì để ngăn ngừa loãng xương?Làm gì để ngăn ngừa loãng xương?

Đối với người có tuổi, phòng ngừa té ngã là một vấn đề quan trọng, bởi vì 95% các trường hợp bị gãy cổ xương đùi đều có liên quan đến té ngã. Phòng ngừa té ngã cần chú ý đến tình trạng vitamin D của cơ thể, vì thiếu vitamin D có thể gây nên tình trạng yếu cơ, mất thăng bằng nên dễ bị ngã. Ngoài ra, phải giải quyết vấn đề thị lực, cách sắp xếp đồ đạc trong nhà để tránh trượt hoặc vấp ngã, có nguy cơ gây gãy xương. Mang tấm bảo vệ cổ xương đùi cũng là một sự lựa chọn. Bổ sung canxi và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống canxi và vitamin D.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới