Tư vấn chế độ ăn dành cho bệnh nhân viêm khớp

Khi nói về chế độ ăn giảm viêm, chúng ta đang nhắc đến 2 nhóm việc: tránh các thực phẩm làm nặng quá trình viêm và tăng cường dùng các thực phẩm hỗ trợ giảm viêm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tư vấn chế độ ăn dành cho bệnh nhân viêm khớpTư vấn chế độ ăn dành cho bệnh nhân viêm khớp

Chế độ ăn có tác dụng gì với bệnh viêm khớp?

Theo BSĐK Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur): Về cơ bản, viêm khớp là bệnh liên quan đến viêm nên cách hiệu quả nhất và logic nhât để chữa là bất cứ thứ gì giúp giảm viêm. Ngoài ra, việc giảm cân và bớt lượng calo dư thừa bạn sẽ tự động giảm viêm.

Khi nói về chế độ ăn giảm viêm, chúng ta đang nhắc đến 2 nhóm việc: tránh các thực phẩm làm nặng quá trình viêm và tăng cường dùng các thực phẩm hỗ trợ giảm viêm.

Chế độ ăn nào giúp giảm viêm?

  1. Axit béo Omega-3: có thể giúp giảm viêm, giảm lượng cytokine và những enzyme phá hủy sụn, giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Một số thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trống v.v…hàu biển, trứng gà có bổ sung omega-3, hạt lanh nghiền, quả óc chó, rong biển và đậu nành. Dầu cá cũng hoạt động giống chất chống đông máu nên những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc aspirin không nên dùng. Những người mắc bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì dùng dầu cá có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
  2. Axit béo acid gamma-linolenic (GLA): được tìm thấy trong tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu lưu ly, tinh dầu nho đen. Các nghiên cứu cho thấy GLA có khả năng giảm đau khớp, giảm tình trạng cứng khớp vào buổi sáng ở bệnh nhân thấp khớp nhờ 1 số hợp chất kháng viêm.
  3. Dầu ôliu nguyên chất: có chứa các chất béo không bão hòa đơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm bởi vì chúng có chứa nhiều polyphenol có tính chống oxi hóa.

Chế độ ăn có tác dụng gì với bệnh viêm khớp?Chế độ ăn có tác dụng gì với bệnh viêm khớp?

“Không cần dùng quá nhiều chỉ cần dùng lượng tương đương dầu bình thường hoặc ít hơn lượng dầu vẫn hay dùng. Để có nồng độ chất chống ôxi hóa cao nhất nên chọn dầu ô liu nguyên chất.” – BS Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết

  1. Nhóm chất chống ôxi hóa: Quá trình viêm sản sinh ra các gốc tự do, những phân tử có thể phá hủy tế bào được tạo ra trong quá trình phản ứng lại với chất độc hoặc những quá trình tự nhiên của cơ thể. Chất chống oxi hóa như vitamin C, selenium, carotené và bioflavonoid bảo vệ cơ thể khỏi các ảnh hưởng của gốc tự do và là phần quan trọng trong chế độ ăn chống viêm. Nghiên cứu đã cho thấy rằng một số chất chống oxi hóa có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm quá trình phát triển bệnh và giảm đau. Chất tốt nhất là vitamin C, selenium, carotene.

4.1. Vitamin C: có nhiều trong ớt chuông, cam, bưởi, dâu, khóm, đu đủ, chanh, súp lơ xanh, khoai tây, ổi, cải xoăn.

4.2. Selenium: có nhiều trong đậu Brazil, cá ngừ, cua, hàu, thịt bò không mỡ, tôm, bột mì nguyên cám, cá thu, cá rô phi.

4.3. Betacarotene: có nhiều trong khoai lang, cà rốt, cải xoăn, bí đậu, bí đỏ, cải xanh, ót chuông đỏ, mơ, rau bina, dưa đỏ, cây củ cải v.v….

4.5. Beta cryptoxanthin: có nhiều trong bí đỏ, trái hồng, đu đủ, quít, ớt ngọt, ớt cay, bắp, cam, đào, cà rốt và dưa hấu.

4.6. Quercetin: có nhiều trong hành, cải xoăn, cây tỏi tây, trái cherry, cà chua, bông cải xanh, việt quất, nho Hy Lạp (black currants), quả cơm cháy, bột ca cao (không đường), đào, táo nguyên vỏ, nho đen, nho tím và nho đỏ.

4.7. Anthocyanidins: có nhiều trong dâu tằm, nho Hy Lạp, việt quất, cà tím, quả cơm cháy, trái cherry, boysenberries, nho đen, nho đỏ, nho tím, dâu tây, mận, nam việt quất, rượu vang đỏ, hành đỏ và táo.

Chế độ ăn nào giúp giảm viêm?
Chế độ ăn nào giúp giảm viêm?

  1. Vitamin D: cần thiết cho xương chắc khỏe, có vai trò quan trọng đối với khớp. Theo tin y dược tổng hợp bệnh lý xương khớp, các nghiên cứu chỉ ra rằng hấp thụ một lượng đủ vitamin D sẽ giảm nguy cơ thấp khớp và thoái hóa khớp. Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện chức năng vận động và duy trì sụn (ít nhất 400 IU đến trước 70 tuổi và ít nhất 600 IU cho những người ở tuổi 70 hoặc lớn tuổi hơn). Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, sữa ít béo (1%), sữa đậu nành, lòng đỏ trứng, và nấm.

Nên chọn các sản phẩm có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể (ở dạng D3), vitamin C, selenium và vitamin A (với ít nhất 50% từ beta carotene hoặc trộn với carotenoid và không nhiều hơn 2000 IU retinol. Không nên chọn liều cao vì một số vitamin như vitamin C có thể làm chứng viêm khớp trở nên tệ hơn ở liều cao.

  1. Glucosamine cùng với chondroitin: những chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong tế bào sụn và được cho là làm chắc sụn và kích thích tăng trưởng tế bào sụn.

Glucosamine được chiết xuất từ vỏ tôm cua và có thể giảm đông máu vì vậy nếu bạn dị ứng với tôm cua thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

  1. S-adenosylmethionine (SAMe): Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng SAMe (S-adenosylmethionine) có thể có hiệu quả tương đương với thuốc kháng viêm không chứa steroid Mặc dù SAMe được cho là an toàn, tuy nhiên vẫn có thể có tác dụng phụ, bao gồm mất ngủ, phát ban, dị ứng và các vấn đề về tiêu hóa.

Nguồn:  benhlyxuongkhop.net (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới