Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, Bệnh Đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ khiến mẹ bầu mắc các bệnh như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu, tương lai dễ mắc bệnh tiểu đường.
- Những người thường xuyên Stress có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
- Nghiên cứu cho thấy phụ nữ thích ăn thịt dễ bị bệnh đái tháo đường
- Khoa học chứng minh rằng thuốc bệnh đái tháo đường chống mất trí nhớ
Bác sĩ hướng dẫn phụ nữ mang thai kiểm tra đái tháo đường thai kỳ
Việc trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng cần thiết đối với các bà mẹ.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và tình trạng này chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là: Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu.
Nguyên nhân được các Bác sĩ chuyên khoa lý giải đó là trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn quá trình chuyển hóa đường huyết trong máu. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần so với thời kỳ chưa mang thai. Khi nhu cầu sử dụng insulin tăng cao nhưng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Trong đó có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ là: thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường…
Tiểu đường thai kỳ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
Bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết, bệnh Đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, bệnh có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai. Đối với mẹ bầu có thể mắc Đái tháo đường thai kỳ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai…
Nếu thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ mà không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai bị dị tật, thậm chí thai trong bụng mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ Chu Hòa Sơn cảnh báo: “Đối với phụ nữ mắc Đái tháo đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành, những đứa trẻ có mẹ mắc Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu…”
Bệnh nhân cần thực hiện test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ
Làm thế nào để phát hiện sớm thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ?
Đa số những bệnh đái tháo đường thai kỳ không có dấu hiệu gì rõ ràng, nhưng có một số thai phụ sẽ có biểu hiện tương tự như những dấu hiệu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những biểu hiện này cụ thể như sau:
- Luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước
- Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn mức bình thường và lượng nước tiểu cũng nhiều
- Vùng kín bị nấm, ngứa ngáy, khó chịu…
- Các vết trầy xước, vết thương khó lành
- Sụt cân nhiều, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu…
Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở Y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Khi đến đây, các Bác sĩ sẽ tiến hành làm test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28.
Test dung nạp glucose, được thực hiện như sau bệnh nhân sử dụng một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm và có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng một tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Sau đó, kết quả xét nghiệm sẽ được biết trong vòng 1-2 ngày.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bà mẹ mang thai sẽ có cách chủ động phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net