Câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và người nhà thường hỏi bác sĩ chuyên khoa khi điều trị bệnh tim mạch là “người bệnh phải hạn chế ăn mặn, mỡ hay những đồ ăn nhiều chất?”. Vậy chuyên gia y tế lý giải ra sao trước câu hỏi phổ biến này?
Băn khoăn: Người bị bệnh tim mạch phải kiêng ăn mặn?
Bị bệnh tim mạch phải kiêng ăn mặn có đúng không?
Bệnh tim mạch có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, để hạn chế nguy hiểm và sự biến chứng, người bệnh cần xây dựng và áp dụng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng và lối sống thực sự lành mạnh. Theo đó, có rất nhiều người bị bệnh cho rằng khi bị bệnh tim mạch không được ăn đồ ăn mặn, ngoài ra những thức ăn chứa nhiều chất đạm và mỡ cũng hạn chế không nên ăn vì có hại cho sức khỏe và khiến bệnh nặng hơn. Quan niệm này theo các chuyên gia về bệnh thì không hẳn không đúng nhưng cũng chưa chính xác hoàn toàn.
Thầy thuốc cho rằng những thức ăn trên sẽ ảnh hưởng xấu tới các bệnh như bệnh suy tim và bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, ăn mặn ở đây được hiểu theo nghĩa là ăn đồ ăn có quá nhiều muối chứ không phải là ăn chay. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc khuyên bệnh nhân tim mạch không nên ăn đồ có quá nhiều muối như nước mắm, cá khô, chà bông, mắm…có vị mặn chứ không bắt buộc phải ăn chay trường. Vì ăn không đủ chất còn nguy hiểm hơn cho bệnh nhân vì năng lượng trong cơ thể không đáp ứng các hoạt động hằng ngày.
Bị bệnh tim mạch phải kiêng ăn mặn có đúng không?
Cụ thể với một bệnh nhân đang bị suy tim nặng thì cả ngày chỉ được ăn tối đa là 5g muối NaCl tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn. Khối lượng này tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu đồ ăn. Thói quen ăn mặn ở nông thôn khiến quá trình người bệnh kiêng muối và đồ ăn có vị mặn thường khó hơn so với người thành phố nên cần tập từ từ để thay đổi thói quen ăn uống lẫn khẩu vị khi nêm nếm lúc chế biến đồ ăn cho người bị bệnh tim mạch.
Vì sao đồ ăn mặn lại có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch?
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia về bệnh tim mạch khuyên bệnh nhân của mình hạn chế ăn đồ ăn mặn. Bởi vì chế độ ăn rất quan trọng và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt việc tập thói quen ăn uống mới, làm quen với một chế độ khẩu vị nhạt hơn với những người vốn đã quen ăn nhiều muối rất khó, cần thời gian làm quen và thay đổi từ từ. Nhất là với những người sống ở nông thôn.
Việc kiêng cữ các đồ ăn hay các loại thực phẩm không tốt với bệnh tim mạch không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là yếu tố giảm chi phí điều trị cũng như hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đối tượng cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn uống mà bác sĩ đưa ra là người đã từng bị bệnh mỡ máu, béo phì, thừa cân, tiểu đường. Họ cần tuyệt đối tránh đồ ăn có nhiều chất béo như: thịt mỡ, phô mai, kem, bơ…và các thực phẩm chứa nhiều chất khác. Bởi vì theo các chuyên gia về bệnh tim mạch thì các chất trên đây có thể gây ra hiện tượng tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu và có thể gây nên nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…hoặc bị liệt do tai biến mạch máu não. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nước ta hiện nay.
Vì sao đồ ăn mặn lại có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch?
Tuy nhiên, các thầy thuốc chuyên khoa khuyên người bệnh tim mạch không nhất thiết phải kiêng ăn chất đạm hoàn toàn nếu như cơ thể không có tiền sử bị các bệnh khác kèm theo như bệnh thận. Lý do là chất đạm rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, cung cấp nhiều năng lượng quan trọng để các bộ phận trên cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Ngược lại, thay vì kiêng cữ thì các bệnh nhân đang bị bệnh tim nặng, suy kiệt lại càng cần phải ăn nhiều chất đạm hơn thì mới có đủ điều kiện để giúp cho cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động. Tương tự như người bị bệnh về xương khớp thì người khi bị bệnh tim mạch cần đến thăm khám và lắng nghe lời tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa điều trị để biết mình nên hay không nên ăn những thực phẩm nào.
Trang Minh