Vì sao dân văn phòng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng nhiều?

Tư thế ngồi sai cách và chế độ làm việc thiếu khoa học khiến người làm công việc văn phòng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các chuyên gia về bệnh cơ xương khớp cho biết bên cạnh những bệnh thông thường liên quan đến hệ cơ xương khớp như bệnh thoái hóa khớp, đau vai, gáy, bệnh đau lưng thì thoái hóa đốt sống cổ đang trở thành bệnh lý quen thuộc của thời hiện đại. Vậy làm sao để phòng ngừa và phòng tránh?

Vì sao dân văn phòng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng nhiều?

Vì sao dân văn phòng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng nhiều?

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về chứng thoái hóa đốt sống cổ

Trong tất cả các bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay nguyên nhân do làm việc sau tư thế thì không thể không nhắc đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi vì tư thế ngồi làm việc với máy tính và sử dụng điện thoại với tần số quá nhiều đã khiến dân văn phòng mắc bệnh này khá nhiều. Chưa kể, một số biến chứng nguy hiểm có thể nhận thấy ở bệnh nhân mắc bệnh này bao gồm: Thường xuyên có cảm giác khó nuốt, buồn nôn, chóng mặt…khó chịu trong người. Ngoài thuốc điều trị, châm cứu và bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Các chuyên gia bệnh lý xương khớp cũng đã chia sẻ rằng nếu không khí hay thời tiết thay đổi thất thường như những đợt không khí lạnh mà kết hợp với tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể khiến bạn bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ trầm trọng hơn, thậm chí còn bị cứng cổ, không cử động bình thường được. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi vì sẽ có cảm giác rất đau. Chưa kể, có một số bệnh nhân còn mắc thêm một số cơn đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người… Đặc biệt với những người luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc thành các gai xương đốt sống …sẽ bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng.

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về chứng thoái hóa đốt sống cổ

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về chứng thoái hóa đốt sống cổ

Chuyên gia chỉ ra một số biểu hiện thường gặp ở bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Có thể nhận định bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở 2 dạng là lâm sàng và cận lâm sàng để có thể nhận ra cách điều trị sao cho phù hợp và tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị thoái hóa sốt sống cổ được biểu hiện hội chứng với 4 dấu hiệu chính như sau:

  • Hội chứng cột sống cổ có biểu hiện như sau: Cảm giác đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên nhiều vấn đề với ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ tương tự như với bệnh nhân mắc các bệnh cơ xương khớp khác.
  • Hội chứng rễ thần kinh cổ biểu hiện: Tùy theo vị trí rễ tổn thương (một bên hoặc cả hai bên) của bệnh nhân mà cơn đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Bạn có thể đau tại vùng gáy, đau quanh khớp hoặc đau ở tận sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối; chưa kể có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay của bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau tăng lên vận động cộ sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
  • Hội chứng động mạch đốt sống với các triệu chứng: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng thường xuyên; có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng; đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định cũng có thể bị đau.
  • Hội chứng ép tủy: tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới. Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm. Tăng phản xạ gân xương.

Bạn có thể nhận thấy thêm một số biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…ở bệnh nhân bị bệnh liên quan đến các loại xương khớp

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới