Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc loãng xong hay thoái hóa cột sống càng cao. Phụ nữ chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mang thai, cho con bú và giai đoạn tiền mãn kinh.
- Tổng hợp một số phương pháp phòng ngừa căn bệnh loãng xương
- Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có khỏi không?
- 3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Quan hệ giữa loãng xương và thoái hóa cột sống lưng
Loãng xương đang có dấu hiệu gia tăng khi số lượng người mắc bệnh không ngừng biến động, đặc biệt sau 30 tuổi, xương bắt đầu thoái hóa, mất dần khoáng chất dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Quá trình của bệnh loãng xương diễn ra trong thời gian dài và ở độ tuổi từ 40 đến 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng.
Tuy nhiên triệu chứng đau thường xuất hiện sớm hơn ở những người thường xuyên làm công việc nặng, đặc biệt là phụ nữ. Loãng xương khiến các đốt sống trở nên giòn, dễ gãy, dễ lún, thoái hóa gây đau cột sống kéo dài và thường xuyên. Tình trạng đau sẽ tăng lên khi người bị loãng xương bệnh học ngồi hoặc đứng quá lâu và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên người bệnh đôi khi cũng có thể xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội.
Phòng tránh bệnh loãng xương như thế nào?
Loãng xương gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe khi không chỉ làm hạn chế khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến các chức năng toàn cơ thể. Do đó, việc phòng tránh bệnh loãng xương là điều quan trọng để bạn có một cơ thể khỏe mạnh, nhất là khi nguyên nhân nhân thoái hóa cột sống lưng do loãng xương. Theo đó việc dự phòng loãng xương cần được đề cao ở mọi lứa tuổi, bao gồm tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất vitamin D, calci và các yếu tố vi lượng.
Tập thể dục hay các bài tập vật lý trị liệu thường xuyên sẽ góp phần làm xương chắc khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng do loãng xương, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất xương. Đặc biệt việc loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, tư thế vận động sai,… sẽ góp phận hạn chế mắc các bệnh cơ xương khớp thường gặp.
Đối với những người cao tuổi thì cần chú ý đến những nguy cơ ngã do mắt kém do hệ xương khớp không còn hoạt động tốt như người trẻ. Theo đó việc phòng ngừa luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt ở những người mắc các bệnh khớp mạn tính, bệnh khiến bộ máy vận động bị cản trở, người có sử dụng các thuốc glucocorticoid kéo dài như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… Ở phụ nữ mãn kinh do có nguy cơ mất xương cao, ngoài bổ sung calci, vitamin D thì cần lưu ý đến liệu pháp thay thế hormon dự phòng.
Làm gì khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng do loãng xương?
Dù bạn mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp hay bệnh thoát vị đĩa đệm thì việc đầu tiên của người bệnh là đến các cơ sở y tế khám, tuân thủ theo hướng dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị đó có thể kể đến như:
- Điều trị theo triệu chứng bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ,… kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
- Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp với phương pháp điều trị khác như nội khoa, vật lý trị liệu hay y học cổ truyền.
- Trong trường hợp các biện pháp nội khoa, đông y không mang lại hiệu qua thì có thể chỉ định ngoại khoa.
Có thể thấy rằng các bệnh về cơ xương khớp đều có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chỉ cần một dấu hiệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể dẫn đến những nguy cơ cùng tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục cũng như phòng tránh trước khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh.
Bích Nhuần: benhlyxuongkhop.net