- Cách chữa bệnh đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất?
- Phương pháp chữa bệnh đau lưng hiệu quả tại nhà bằng phương pháp Vật lý trị liệu đơn giản
- Bác sĩ hướng dẫn 4 động tác chữa bệnh đau lưng
Bệnh đau xương nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đau nhức xương là gì và có nguy hiểm không?
Đau nhức xương là bệnh gây cảm giác đau nhức hoặc khó chịu ở xương. Bệnh này ít phổ biến và cần phân biệt với bệnh cơ xương khớp vì cơ thể luôn bị đau dù đang di chuyển hay ngồi yên.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau nhức xương là cảm giác khó chịu dù là ngồi yên hay di chuyển. Tùy vào tình trạng mắc các bệnh đi kèm mà có các triệu trứng khác nhau. Nếu bị chấn thương gây sưng, gãy xương hoặc biến dạng xương thì sẽ nghe được tiếng “rắc” hay tiếng “ken két” khi chấn thương. Mang thai thì bệnh nhân đau và cứng ở xương mu và đau ở các khớp ở xương chậu. Cơ thể thiếu khoáng chất gây đau cơ và đau các mô cơ thể, mệt mỏi, yếu ớt. Loãng xương gây đau lưng, gù lưng, giảm chiều cao. Ung thư di căn hoặc ung thư xương khiến tình trạng vỡ xương tăng lên, khối u dưới da, tê hoặc ngứa ran. Cản trở máu đến nuôi xương gây đau khớp, mất chức năng khớp và suy nhược.
Các bệnh lý nghiêm trọng gây ra tình trạng đau nhức xương hoặc bệnh đau lưng triền miên. Nếu bản thân bị đau xương kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc cơn đau xương đi kèm với sụt cân, chán ăn hay mệt mỏi thì nên đi kiểm tra sức khỏe
Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương
Các nguyên nhân được chuẩn đoán dẫn đến đau nhức xương là: chấn thương (ngã, tai nạn), mang thai, thiếu vitamin và khoáng chất, ung thư xương hoặc ung thư di căn (phá hủy cấu trúc của xương), mắc bệnh gây rối loạn cung cấp máu cho xương( thiếu hồng cầu, tế bào xương bị chết gây đau yếu xương), nhiễm trùng xương (viêm tủy xương), bệnh bạch cầu (ung thư tủy xương)… bên cạnh đó còn những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh đau nhức xương
- Người cao tuổi nguy cơ mắc bệnh càng tăng khi tuổi càng cao.
- Do di truyền: một số gia đình có bệnh di truyền về đau nhức xương.
- Bị bệnh loãng xương hay các công việc khiến xương bị căng thẳng liên tục (công nhân xây dựng, bốc vác hàng hóa…) có nguy cơ cao bị đau xương
- Người ít vận động, thụ động, béo phì.
Bệnh đau nhức xương thường xuyên gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh đau nhức xương
- Dùng thuốc giảm đau: các thuốc này chỉ làm giảm triệu trứng đau nhức cho bệnh nhân chứ không điều trị được nguyên nhân (ibuprofen, paracetamol…).
- Dùng kháng sinh khi bị nhiễm trùng xương, dùng kháng sinh mạnh để tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng như: ciprofloxacin, clindamycin hoặc vancomycin.
- Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng: những người bị loãng xương cần phải duy trì mức canxi và vitamin D phù hợp trong cơ thể.
- Điều trị ung thư: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị (có thể làm tăng đau nhức xương) nên bổ sung bisphosphonates là loại thuốc giúp ngăn ngừa tổn thương xương và đau xương ở những bệnh nhân ung thư xương di căn.
- Phẫu thuật xương nhằm loại bỏ các phần xương đã chết do nhiễm trùng, tái tạo các xương bị gãy.
Bên cạnh đó chúng ta cần duy trì một kế hoạch tập thể dục đều đặn, bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc. Đi lại sinh hoạt cần thẩn, tránh các thương tích dẫn đến đau nhức xương. Mặc quần áo bảo hộ thích hợp trong các hoạt động thể thao và khi làm việc.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net