Thuốc điều trị gút: Dùng đúng cách mới mang lại hiệu quả

Khi xác định cơ thể bị bệnh gút các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc cho người bệnh. Tuy nhiên để thuốc phát huy được tác dụng người bệnh cần sử dụng chính xác theo quy định.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh gut hoàn toàn, mọi biện pháp chỉ với mục đích là làm cơn đau và ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu.

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần tuân thủ theo quy định của các bác sĩ

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần tuân thủ theo quy định của các bác sĩ

Những loại thuốc và cách sử dụng để điều trị bệnh gút

Colchicin: Colchicin là thuốc được chọn dùng để làm giảm đau trong các đợt gút cấp. Cần dùng thuốc càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút).

Tuy nhiên, khi dùng thuốc nếu xảy ra hiện tượng nôn, tiêu chảy, cần phải giảm liều hay tạm ngưng trị liệu và báo cáo với bác sĩ để được điều chỉnh hoặc thay thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể làm nổi mề đay, ban đỏ dạng sởi, suy giảm tủy xương, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc nhưng hiếm gặp nếu được dùng đúng liều. Tuy nhiên thuốc luôn được khuyến cáo là không dùng cho những người bị mắc các bệnh tiêu hóa.

Thuốc kháng viêm không steroid: Có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, naproxen, ibuprofen, ketoprofen, piroxicam, diclofena… các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…). Tuy nhiên, vì nhóm kháng viêm không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, do đó bệnh nhân mắc kèm theo các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận… cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc này.

Corticoid: Corticoid đường toàn thân sẽ được chỉ định khi các thuốc nêu trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó cần rất hạn chế và chỉ dùng ngắn ngày theo đúng chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài điều trị chống viêm, giảm đau, còn cần sử dụng thuốc hạ axit uric trong máu để dự phòng cơn gút cấp.

Ngoài dùng thuốc bệnh nhân cũng cần có lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế sự phát triển của bệnh

Ngoài dùng thuốc bệnh nhân cũng cần có lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế sự phát triển của bệnh

Bên cạnh những loại thuốc giúp điều trị cơn gút cấp, người bị bệnh gút ở giai đoạn đầu cũng có thể sử dụng một số loại thuốc dự phòng như sau:

Allopurinol: Đây là loại thuốc hàng đầu được sử dụng trong việc điều trị bệnh gut, tuy nhiên khi mới bắt đầu cần phải dùng liều thấp, sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường..

Febuxostat: Thuốc sẽ được chỉ định dùng nếu bệnh nhân có kèm suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopuronol.

Probenecid: Là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gút tái phát. Tác dụng phụ có thể gặp là gây sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và nhức đầu.

Pegloticase: Có tác dụng làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Nhưng đây là thuốc tiêm và được thực hiện ở cơ sở y tế, do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định và thực hiện. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực…

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì để hạn chế sự phát triển của bệnh người bệnh cũng nên chủ động trong việc lên cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt  lành mạnh. Do vậy, đối với bệnh nhân gút, cần lưu ý chế độ ăn như sau:

  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá mòi, cá đối, cá trích, trứng vịt lộn, óc, lá lách, gan, thận, tim…; không ăn mỡ động vật, đường; không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích…
  • Hạn chế tối đa thịt nạc, thức ăn chứa nhiều đạm protein, hải sản, đậu, măng tây, các chất kích thích như cà phê, trà, cacao, chocolate…
  • Bổ sung nhiều rau củ quả trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu; ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc…

Trong chế độ sinh hoạt thì cần giảm cân, tăng cường vận động thể dục thể thao để xương khớp linh hoạt, tránh lối sống ít vận động. Việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cùng lối sống văn minh không những giúp chúng ta đẩy lùi được bệnh gút mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới