Tìm hiểu về bệnh giả gout, căn bệnh thường niên của người già

Khái niệm về bệnh giả gút còn khá mới mẻ và lạ lẫm với nhiều người, chính vì thế mà không ít bệnh nhân đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười trong vấn đề điều trị.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Giả gout thường bị nhầm lẫn với bệnh gout hoặc các bệnh về khớp. Điều đáng nói là bệnh giả gout nếu không được điều trị có thể dẫn đến thoái hóa khớp rất nặng.

Tìm hiểu về bệnh giả gout

Tìm hiểu về bệnh giả gout

Bệnh giả gout là gì?

Đúng như tên gọi, bệnh giả gout là một căn bệnh có đầy đủ các triệu chứng và biểu hiện như bệnh gout nhưng lại không phải là bệnh gout. Điểm khác nhau của 2 căn bệnh này là bệnh gout là bệnh phát triển khi tinh thể acid uric được tích tụ trong khớp và làm ảnh hưởng đến khớp còn giả gout phát triển khi tinh thể calcium pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp. Trong giới y học gọi bệnh giả gout là CPPD. Không chỉ dễ nhầm lẫn sang gout mà căn bệnh này còn có biểu hiện lâm sàng khá giống bệnh viêm khớp mạn tính và viêm khớp dạng thấp. Có khoảng 25% những người bị bệnh CPPD có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gout. Khoảng 5% bệnh nhân phát triển các triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp, trong khi khoảng 50% bệnh nhân bị CPPD phát triển các triệu chứng giống như viêm khớp mạn tính. Không phải ai có CPPD đều có triệu chứng.

Bệnh giả gout cũng gây nên những cơn đau. Bệnh khởi phát thường kéo dài từ vài ngày đến hai tuần. Có thể kèm theo sốt và một vài triệu chứng khác nên nhiều người dễ nhầm lẫn sang bệnh cơ xương khớp.

Những thông tin cần biết về bệnh giả gout

  • Gần một nửa số vụ tấn công giả gout xảy ra ở đầu gối

Trong khi bệnh gout thường bị ảnh hưởng ở ngón chân cái thì đầu gối lại là vị trí phổ biến nhất của bệnh giả gout. Trong một vài trường hợp đặc biệt bệnh cũng có thể phát triển của ngón chân nhưng rất ít.

  • Người cao tuổi dễ mắc giả gút

Cũng giống như nhiều căn bệnh chuyển hóa khác, đối tượng người cao tuổi thường là nạn nhân của bệnh giả gout. Có nhiều nhiên cứu đã chỉ ra khoảng 3% số người trong độ tuổi 60 mắc bệnh giả gout. Nhưng đến tuổi 90, tỷ lệ này tăng lên tới hơn 50%. Phân bố bệnh đồng đều cho cả nam và nữ.

Người già thường là đối tượng mắc bệnh giả gout nhiều nhất

Người già thường là đối tượng mắc bệnh giả gout nhiều nhất

  • Có yếu tố di truyền

Không phải do thói quen sinh hoạt hay môi trường sống, bệnh giả gout thường bắt nguồn từ yếu tố lớn là di truyền. Vì thế nếu gia đình bạn có người mắc bệnh gout hoặc giả gout thì khả năng cao đến đời bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh đáng lo ngại trên.

  • Bệnh giả gout không liên quan tới chế độ ăn

Nếu người bị bệnh gout bắt buộc phải điều chỉnh chế độ ăn thì người giả gout lại không. Bởi chế độ ăn kiêng không ảnh hưởng đến sự khởi phát hay phát triển của bệnh giả gout. Do đó, sự thay đổi chế độ ăn uống không giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Mặc dù các tinh thể calcium pyrophosphate kết hợp với giả gout liên quan tới canxi, nhưng không có bằng chứng khoa học chứng minh ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi gây ra sự phát triển của giả gout.

  • Không có phương pháp điều trị bệnh giả gout

Không có phương pháp chữa trị dứt điểm cho giả gout như để loại bỏ hoàn toàn sự tích tụ các tinh thể CPPD tại các khớp chúng ta chỉ có thể hỗ trợ để bệnh không phát triển nặng hơn cũng như gây biến chứng lên cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên việc dùng thuốc hay can thiệp bằng bất kỳ phương pháp nào cần được sự tư vấn và chỉ dẫn của các bác sĩ. Tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ. Khi được chuẩn đoán mắc bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra cũng như tuân thủ đúng nguyên tắc chữa bệnh. Có như thế tình trạng bệnh mới được thay đổi đáng kể.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới