Bệnh Gout là một căn bệnh khá nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và đây có phải là căn bệnh di truyền hay không?
- Chia sẻ thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout vào dịp Tết Nguyên đán
- Cảnh giác với cơn gút cấp trong ngày Tết
- Điều trị bệnh gout từ các thảo dược thiên nhiên
Bệnh Gout có phải là căn bệnh di truyền hay không?
Bệnh Gout có phải là căn bệnh di truyền hay không?
Trước đây, phần lớn các nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh Gout thường xoay quanh vấn đề rối loạn các bệnh chuyển hóa, các yếu tố từ lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu gần đây, các chuyên gia khẳng định Gout là bệnh có yếu tố di truyền mặc dù di truyền không phải là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, di truyền ở người mắc bệnh Gout không xảy ra hoàn toàn nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 60% các thay đổi liên quan đến chuyển hóa Acid Uric ở người mắc bệnh Gout có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong đó có một số gen được cho là có liên quan đến bệnh Gout hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, bao gồm:
- Gen SLC2A9.
- Gen SLC22A12.
- Gen ABCG2.
Những đột biến tại một số gen kể trên có thể góp phần làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu vì làm giảm hấp thu Urat qua đường tiết niệu, từ đó khiến cho Acid Uric trong máu không thể đào thải ra ngoài, làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu. Ngoài tình trạng rối loạn ở các gen, bệnh nhân có các vấn đề di truyền liên quan đến các tạng như những bệnh di truyền ở thận, bệnh bàng quang tủy, các bệnh gây thiếu hụt hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase, thiếu hụt phosphoribosylpyrophosphate synthetase superactivity,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Gout.
Những phương pháp phòng ngừa bệnh Gout
Những phương pháp phòng ngừa bệnh Gout
Để phòng ngừa bệnh Gout tránh nguy cơ di truyền sang đời sau, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động luyện tập và các biện pháp thăm khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể như sau:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, vì thế việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp phòng tránh được nhiều bệnh, trong đó có bệnh Gout. Để phòng tránh tình trạng bệnh Gout, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Loại bỏ các thực phẩm có nguy cơ cao gây ra bệnh Gout như các loại nội tạng động vật, các nội tạng như gan, óc động vật, một số loại thịt.
- Các loại nước sốt từ thịt cũng chứa một lượng Purine cao, cần hạn chế sử dụng quá mức.
- Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho việc đào thải các chất có hại trong cơ thể được diễn ra thuận lợi. Theo khuyến cáo nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp thanh lọc cơ thể và giúp bạn khỏe mạnh hơn.
- Nên bổ sung cho cơ thể bạn các thực phẩm giàu Kali như cải bó xôi, đào khô, các loại đậu, cải bó xôi, khoai tây,… để giúp loại bỏ Acid Uric trong cơ thể, cân bằng mức độ Acid Uric trong máu.
- Bổ sung các loại hoa quả, ngũ cốc để cung cấp các loại hydrocacbon, các loại thực phẩm giàu vitamin C cần thiết cho cơ thể thông qua tinh bột, các loại bánh mì, các loại hạt, hoa quả, các loại rau.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như các loại bánh ngọt, các loại kẹo, thức ăn ngọt, gây nhiều khó chịu.
- Kiêng các loại thức uống có cồn, thức uống có các chất kích ứng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài tuân thủ chế độ dinh dưỡng trên thì người mắc bệnh gout không nên ăn một số loại cá có chứa Purine cao.
Điều chỉnh chế độ luyện tập
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chế độ luyện tập cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh, giúp nâng cao thể trạng cũng như phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh Gout. Để điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày, cần lưu ý một số vấn đề như:
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh gout
Chú ý giữ cân nặng vừa phải, tránh tình trạng béo phì, thừa cân vì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý có hại cho sức khỏe. Mặt khác phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và các bài tập phù hợp với thể trạng của mình, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể luyện tập nhiều môn thể thao khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo rèn luyện ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần và chú ý tập luyện đều đặn.
Ngoài tuân thủ chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập thì phương pháp phòng ngừa bệnh gout tốt nhất là thăm khám định kỳ, khi phát hiện ra bệnh sẽ sớm được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net