Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bệnh thường gặp khi chị em bước vào giai đoạn bầu bí. Nguyên nhân có thể là do các mẹ bầu không có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm gì không, cách xử lý ra sao? Hãy cùng các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
- Chia sẻ thực đơn ngày Tết cho các bệnh nhân mắc bệnh chuyển hóa
- Điều trị bệnh gout từ các thảo dược thiên nhiên
- Tìm hiểu về bệnh giả gout, căn bệnh thường niên của người già
Bệnh tiểu đường thai kỳ là căn bệnh như thế nào?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là căn bệnh như thế nào?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm, chúng có thể xảy ra bất kỳ với đối tượng nào, nhưng với chị em phụ nữ đang mang bầu thì căn bệnh này có thể gặp và kết thúc sau khi sinh nở. Trên thực tế, bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu người bị tiểu đường thai kỳ lần đầu thì tình trạng này sẽ quay lại trong lần mang thai thứ hai.
Theo đó, tiểu đường thai kỳ cũng sẽ giống như bệnh tiểu đường ở người bình thường, mức đường huyết cơ thể luôn cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Hầu hết các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thường ít có triệu chứng cụ thể, một số mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng căn bệnh thông qua việc đi tiểu nhiều và khát nước thường xuyên. Những nguyên nhân dễ gây nên bệnh chính là: do ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, nhu cầu thèm ăn, hút thuốc, mắc bệnh huyết áp cao, lười vận động….
Trong tam cá nguyệt thứ 2 các mẹ bầu có thể kiểm tra mình có mắc bệnh tiểu đường hay không bằng cách dung nạp đường huyết, theo đó nếu xuất hiện các mức độ sau đây thì mẹ bầu đã mắc bệnh:
- Mức đường huyết được đo khi đang đói trên mức 95 mg glucose/100ml máu.
- Mức đường huyết được đo sau khi ăn khoảng 1 giờ trên mức 180 mg glucose/100ml máu.
- Mức đường huyết được đo sau khi ăn từ 2 – 4 giờ trên mức 140 mg glucose/100ml máu.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?
Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?
Bệnh đái tháo đường có thể không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt trong thời kỳ mang thai nhưng lại gây nguy hiểm lớn lúc sắp sinh và ngay khi sinh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Cụ thể như sau:
Với mẹ bầu có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, thai nhi to bất thường gây nguy hiểm cho mẹ lúc sinh nở, có thể xảy ra các biến chứng như băng huyết, sinh non hoặc thai chết lưu, vỡ ối,.. Còn với thai nhi, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm thai nhi to bất thường dễ dẫn đến béo phì sau này hoặc có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch. Trẻ có thể bị suy hô hấp do insulin tăng làm phổi bị ảnh hưởng và chúng rất dễ bị hạ đường huyết, tụt canxi.
Vì thế bệnh đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó để bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm thì các sản phụ nên thăm khám bệnh thường xuyên, uống và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn, tuân thủ chế độ dinh dưỡng là luyện tập phù hợp. Đồng thời kiêng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, có thể bổ sung thực phẩm chứa carbohydrat như đậu, ngũ cốc… hoặc các chất béo có lợi cho cơ thể như: dầu oliu, dầu thực vật. Cá biển, rau quả, trái cây tươi, ít tinh bột chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất là thực phẩm tốt nhất dành cho mẹ bầu.
Mẹ bầu nên cân bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Ở số bài trước các Dược sĩ Pasteur chia sẻ cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ để các sản phụ có cách phòng ngừa trước khi bệnh xảy ra. Bạn đọc có thể tham khảo và thu thập thêm nhiều kiến thức cho mình.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net