Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ nhẹ đến nặng hoặc là những dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mặt khác, thiếu máu còn là tình trạng hồng cầu không đủ số lượng hemoglobin, là chất sắt làm cho máu có màu đỏ, chất có tác dụng giúp hồng cầu vận chuyển oxy.
- Phát hiện 3 nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh thiếu máu
- Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?
- Chuyên gia lý giải người thiếu máu có nên truyền dịch hay không?
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thiếu máu
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thiếu máu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu như: Tình trạng mất máu lâu ngày như ở chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh, do các bệnh tiêu hóa như ung thư đại tràng, bệnh giun móc, các bệnh mãn tính tính ở gan, thận, tuyến nội tiết… Tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15% và một số căn bệnh khác như: thiếu vitamin B12, thiếu axít folic.
Theo đó, một người bị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các biểu hiện khác: nếu thiếu máu nặng nhưng diễn ra từ từ qua nhiều ngày, nhiều tháng thì vẫn không thấy biểu hiện gì, nhưng khi thiếu máu cấp tính thì sẽ cảm thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực, da xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhanh, nói hụt hơi. Ngoài ra, nếu thiếu máu do các bệnh lý khác thì có thể có các dấu hiệu như: nổi hạch bất thường thường gặp trong bệnh ung thư máu, ung thư hạch…; vàng da, vàng mắt thường gặp trong bệnh gan, bệnh tan huyết…, gan to, lách to gặp trong các bệnh về gan, bệnh về máu, sờ vào xương thấy đau gặp trong bệnh ung thư máu, trong phân có máu gặp trong bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…
Những dấu hiệu của thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ khác nhau, thậm chí có một số biểu hiện chung cho tất cả các loại bệnh thiếu máu như: Da và niêm mạc xanh xao, dấu hiệu này thường thấy rõ ở lòng bàn tay, móng tay, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng với biểu hiện như: móng tay, đầu ngón tay có thể bị khô, móng tay có khía, xảy ra các rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi thăm khám sức khỏe nếu thấy bệnh thiếu máu thì có thể đây là nguyên căn của rất nhiều căn bệnh.
Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?
Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?
Vì bệnh thiếu máu có thể là căn nguyên của rất nhiều căn bệnh nên chúng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm như khiến cơ thể mệt mỏi nặng, làm việc mau mệt, ngủ gà ngủ gật, thường bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhất là khi đang ngồi mà đứng dậy. Khi thiếu máu nghiêm trọng sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và không thể làm được công việc hàng ngày. Mặt khác chúng còn ảnh hưởng đến tim mạch dẫn đến các bệnh suy tim, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Với chị em phụ nữ mang thai bệnh thiếu máu có thể gây sảy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản…
Theo các bác sĩ chuyên khoa việc điều trị bệnh thiếu máu không đơn thuần như mọi người vẫn nghĩ, bởi khi điều trị bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm để biết được nguyên nhân gây ra bệnh mới có hiệu quả. Nếu do thiếu sắt thì chủ yếu là bổ sung chất sắt dược phẩm kết hợp chế độ ăn giàu chất sắt, thiếu máu do bệnh mạn tính hầu như không điều trị gì mà chỉ có một số ít phải truyền hồng cầu. Trong một số trường hợp nặng hoặc mất máu nhiều, cấp tính thì cần phải truyền máu và quan trọng là phải bổ sung đầy đủ vitamin C vì nó giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ ruột.
Những trường hợp thiếu máu không do bệnh lý nội khoa khác thì chỉ cần bổ sung qua thuốc uống hoặc thực phẩm như các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, tim, lá lách, gan, trứng, cá mòi, rau xanh…Vitamin B12, có nhiều trong thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, pho mát. Axít folic, có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải xanh, đậu Hà Lan.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net